LTS: Tiếp tục vệt bài giới thiệu các tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2012, số báo này, NB& CL xin trích giới thiệu bài viết: “Giảng tuồng trên đất Mỹ” của tác giả Cao Sơn- Báo Người Đại biểu Nhân dân.
Gắn bó, tâm huyết với nghệ thuật tuồng từ khi c̣n niên thiếu, Gs Hoàng Chương không chỉ truyền nghề, giảng dạy cho sinh viên của nhiều trường đại học trong nước mà sinh viên nước ngoài cũng t́m đến ông tầm sư học đạo. Với thế mạnh vừa giảng sâu về lư luận, vừa hát múa minh họa sinh động, mấy năm qua ông và đồng nghiệp đă đem tuồng sang tận nước Mỹ xa xôi…
….
Các chuyến sang Mỹ giảng tuồng của Gs Hoàng Chương và học tṛ là theo lời mời của Gs Jack Harris, Trưởng khoa Xă hội học & Nhân học, Trường Đại học Hobart & William Smith ở New York. Cách đây 14 năm, ông Harris đă có dịp xem Gs Hoàng Chương thuyết giảng tuồng tại Hà Nội. Ấn tượng về tuồng dịp đó, ông đă mời Gs Hoàng Chương cùng 2 học tṛ sang tận Mỹ để giới thiệu tuồng trực tiếp cho thầy cô giáo và sinh viên trường ông. Sau 3 lần làm sứ giảng quảng bá tuồng và văn hóa Việt Nam trên đất Mỹ, Gs Hoàng Chương nhận thấy rằng, giới trí thức Mỹ có khao khát thực sự muốn t́m hiểu văn hóa và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Đi đến đâu các nghệ sỹ Việt Nam cũng được chào đón nồng nhiệt. Chính điều này đă tiếp thêm sức mạnh các nghệ sỹ tâm huyết với nghệ thuật dân tộc như ông trên con đường gian nan này.
Trong chuyến đi năm 2011, đêm đầu tiên đoàn tŕnh diễn ở Trường Đại học Keuka, cách Trường Đại học Hobart & William Smith khoảng 50 cây số. Hay tin đoàn đến biểu diễn, ngoài vợ chồng Gs Nguyễn Thuyết Phong, NSƯT Cao Trọng Quế - nguyên là một nhạc công tài hoa của Nhà hát Tuồng Đào Tấn (B́nh Định) mới sang định cư tại bang Tennessee, cũng vượt hàng trăm cây số đến đón. Trường Đại học Keuka có chừng mươi sinh viên Việt Nam, đa số là nữ. Các em đều rất vui mừng khi gặp các nghệ sỹ từ quê nhà tới và nhiệt t́nh giúp đỡ chuẩn bị sân khấu biểu diễn. Với sự góp sức của NSƯT Cao Trọng Quế nên chương tŕnh lần này có phần đầy đặn hơn. Ông đánh trống, chơi đàn nhị, đàn bầu và hát dân ca cùng Gs Nguyễn Thuyết Phong và hai nữ nghệ sỹ Kiều Oanh, Mai Tuyết Hoa.
NSUT Cao Trọng Quế hóa trang cho sinh viên Mỹ
Khác hẳn các chương tŕnh đă tổ chức, lần này trước buổi biểu diễn Gs Nguyễn Thuyết Phong và vợ - nhà ẩm thực Tịnh Hải đă huấn luyện cấp tốc cho các đầu bếp Mỹ thực hiện một bữa ăn Việt phục vụ vài trăm thực khách. Vậy là song song với việc được xem nghệ thuật truyền thống Việt Nam (tuồng và âm nhạc dân tộc), các thầy giáo và sinh viên Mỹ c̣n được thưởng thức ẩm thực Việt. Đặc biệt, hai nghệ sỹ Kiều Oanh và Mai Tuyết Hoa c̣n rất sáng tạo khi kết hợp với sinh viên Việt Nam ở đây tổ chức màn tŕnh diễn áo dài. Thật bất ngờ khi những chiếc áo dài đủ màu sắc được khoác lên những thân h́nh thon thả, trẻ trung đă tạo nên một vẻ đẹp Việt Nam đặc sắc, gây sự chú ư đặc biệt đối với người Mỹ, nhất là khi Gs Hoàng Chương giảng giải cho họ về bản sắc văn hóa Việt gắn với tà áo dài.
Sau phần tŕnh diễn áo dài, nghệ sỹ Cao Trọng Quế chọn một sinh viên Việt có khuôn mặt khôi ngô để vẽ mặt Quan Công, trong tuồng Quan Công hồi cổ thành của Đào Tấn. Gs Hoàng Chương dẫn diễn viên bất đắc dĩ ấy lên sân khấu và giảng giải về nghệ thuật hóa trang tuồng. Nói về sự tiếp nhận nghệ thuật tuồng của sinh viên Mỹ, Gs Hoàng Chương nhận xét: “những trí thức trẻ ở đây lúc đầu tiếp xúc với nghệ thuật dân tộc Việt chẳng khác nào lần đầu tiếp xúc với ẩm thực Việt, c̣n nhiều bỡ ngỡ, c̣n thăm ḍ, nhấm nháp nhưng khi quen rồi lại thấy hay, thấy ngon...”. Bao giờ chương tŕnh tŕnh diễn của đoàn cũng có hai phần, sau phần giới thiệu âm nhạc và nhạc cụ truyền thống của Gs Nguyễn Thuyết Phong, phần tŕnh diễn, giảng tuồng luôn thực sự cuốn hút người xem. Cách tŕnh diễn lạ lẫm: uống rượu đủ kiểu, vuốt râu, bắt ngựa, đi ngựa, múa thương, chèo thuyền, nhảy thành, câu cá... và cao hơn nữa là lớp diễn Hồ Nguyệt Cô hóa cáo đầy kịch tính, bạo liệt do Gs Hoàng Chương thể hiện vai Tiết Giao, Kiều Oanh diễn vai Hồ Nguyệt Cô đă làm người xem kinh ngạc, thán phục...
Sự yêu mến, thích thú của công chúng Mỹ không chỉ thể hiện khi họ chăm chú lắng nghe Gs Hoàng Chương thuyết tŕnh hay thưởng thức những tiết mục do chính ông và các nghệ sỹ biểu diễn mà sau chương tŕnh họ c̣n đặt những câu hỏi lư thú, như: giới trẻ Việt Nam có yêu thích tuồng không? Việt Nam làm cách nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng trong đời sống hiện đại? Tuồng Việt Nam có phải từ kinh kịch của Trung Quốc không? Bằng kiến thức và những động tác vũ đạo minh họa sống động, Gs Hoàng Chương đă cho khán giả Mỹ hiểu rơ sự khác biệt trong âm nhạc, ngôn ngữ, động tác giữa tuồng Việt Nam và kinh kịch Trung Quốc. Ngay cả nghệ sỹ Mai Tuyết Hoa cũng phải thừa nhận rằng, qua những lần đến Mỹ cùng thầy Hoàng Chương, chị hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật tuồng của dân tộc.
Với các em học sinh tiểu học, trung học tại TP Chatanooga, Đông Nam nước Mỹ, nghệ thuật truyền thống Việt Nam cũng kích thích trí ṭ ṃ, ưa khám phá của các em. Điều này thể hiện qua nét mặt háo hức, những tràng pháo tay nồng nhiệt khi các em được nghe hát dân ca, diễn tấu nhạc cụ và nhất là khi được xem Gs Hoàng Chương thị phạm các động tác cơ bản của nghệ thuật tuồng. Sau buổi diễn, một cô giáo đă nói với Gs Hoàng Chương đầy tiếc nuối: giá mà chương tŕnh kéo dài thêm th́ tốt quá v́ các cháu vẫn c̣n muốn được xem tuồng.
“Tính độc đáo và hấp dẫn của nghệ thuật tuồng nói riêng, nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung có khả năng chinh phục bất kỳ dân tộc nào, đối tượng nào. Đúng là nghệ thuật truyền thống Việt Nam có sức mạnh tiềm tàng, nó là một vũ khí nhẹ nhưng có sức mạnh chinh phục con người”, Gs Hoàng Chương khẳng định.
Cao Sơn
CongLuan