Với thương vụ "ụ nổi sắt vụn 83M", Dương Chí Dũng cùng đồng bọn đă gây thiệt hại gần 370 tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi bị bắt, 10 bị can này mới chỉ khắc phục số tiền 340 triệu đồng.
Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp, tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đă kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thiệt hại hàng trăm tỷ đồng này không phải là con số cuối cùng bởi những sai phạm đă dẫn đến hậu quả là dự án nhà máy bị phá sản giữa chừng, ụ nổi 83M không đưa vào hoạt động được. Ụ nổi trở thành đống sắt rỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Biết rằng phi vụ bị lộ tẩy, Vinalines lại có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán thanh lư ụ nổi 83M để thu hồi vốn nhưng không có đối tác nào ngó ngàng đến đống sắt vụn này. Chính v́ vậy thiệt hại gần 370 tỷ đồng trong thương vụ mà giám định viên kết luận chỉ tính đến ngày 17/5/2012. Sau thời điểm này, Vinalines tiếp tục chi trả lăi ngân hàng tiền vay mua ụ, chi thuê neo đậu, chi bảo quản, trực sự cố...
Dương Chí Dũng cùng đồng bọn gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng nhưng mới khắc phục hậu quả 340 triệu đồng.
Gây ra thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước, đồng thời cũng là tiền thuế của nhân dân như vậy nhưng sau khi bị bắt, Dương Chí Dũng cùng đồng bọn lại phớt lờ phần khắc phục hậu quả. Riêng tiền tham ô mà các đối tượng chia chác nhau bỏ túi, nuôi bồ là hơn 1,6 triệu USD nhưng theo kết luận điều tra của cơ quan công an, đến nay, số tiền khắc phục của các bị can trong vụ án chỉ có 340 triệu.
Cụ thể chỉ có bị can Trần Hữu Chiều, nguyên Phó Tổng Giám đốc, kiêm Trưởng ban Quản lư dự án của Vinalines nộp 340 triệu đồng.
Ngoài ra, là người liên quan đến sự việc, bà Trần Thị Hải Hà đă giao nộp 2 tỷ đồng. Bà Hà là em của bị can Trần Hải Sơn, nguyên Phó ban Quản lư dự án của Vinalines, đă cho Sơn mượn tài khoản của Công ty Phú Hà (bà Hà thành lập) để nhận “lại quả” số tiền hơn 1,66 triệu USD từ Công ty AP (của Singapore) chuyển.
Cơ quan điều tra xác định, bà Hà không biết số tiền chuyển trên là tiền tham ô từ việc mua ụ nổi 83M. Khi xong việc, Trần Hải Sơn cho bà Hà 2 tỷ đồng, bà Hà tưởng anh trai giúp đỡ lúc khó khăn nên nhận.
Cùng đó, số tài sản mà cơ quan công an thu giữ được trong vụ án, ngoài số tiền vẻn vẹn có hơn 2,3 tỷ đồng, chỉ có một số bất động sản ít ỏi bị kê biên gồm: 2 căn hộ chung cư tại ṭa nhà Pacific (Hoàn Kiếm - Hà Nội) và ṭa nhà Skycity của bà P.T.T, t́nh nhân có con riêng với Dương Chí Dũng; Căn nhà của vợ chồng Dương Chí Dũng tại Nguyên Hồng (Đống Đa - Hà Nội) và căn nhà của vợ chồng bị can Mai Văn Phúc tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).
Trong khi đó, tham gia phá hoại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước trong thương vụ "ụ nổi sắt vụn" 83M, hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án đă gây thiệt hại cụ thể như sau: Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines), Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lư dự án mua ụ nổi No. 83M), Trần Hải Sơn (nguyên Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) cùng gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng.
Các bị can: Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ ban quản lư dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Ḥa) cùng gây thiệt hại hơn 82 tỷ đồng.
Cùng đó, Bộ Công an đă xác định Công ty Global Success và vị giám đốc đă "ẵm" số tiền gần 4,4 triệu USD do Công ty AP từ nguồn tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M.
V́ vậy, Cơ quan điều tra đă thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Nga và đề nghị Cảnh sát Liên Bang Nga phối hợp điều tra về việc này.