Có thể coi thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc là một bước tiến mới của quá tŕnh toàn cầu hóa thị trường tài chính.
Án ngữ ở lối vào trụ sở chính của HSBC ở Hồng Kông là hai bức tượng sư tử khổng lồ mà theo quan niệm phương Đông là sẽ bảo vệ tài sản của ngân hàng này. Trên mái nhà là hai thanh rầm lớn bằng kim loại chỉ thẳng vào ṭa tháp đặt trụ sở của Bank of China với dáng vẻ đầy thách thức, được cho là sẽ bảo vệ HSBC trước những “năng lượng xấu” mà ṭa nhà của Bank of China phát ra. Lối kiến trúc này được xây dựng theo lời khuyên của các thầy phong thủy.
Từ lâu nay, các ngân hàng của nước Anh vẫn luôn mong muốn khai thác triệt để những khách hàng Trung Quốc giàu có. Ngày 15/10 vừa qua, ước muốn ấy được thể hiện rơ nét khi Thủ tướng Anh George Osborne thông báo về thỏa thuận có mục đích biến nước Anh thành trung tâm giao dịch nhân dân tệ và trái phiếu Trung Quốc, giúp các nhà đầu tư rộng đường đầu tư vào nền kinh tế đang tăng trưởng vượt bậc.
Tuy nhiên, cái ǵ cũng có giá của nó. Các nhà làm luật của nước Anh sẽ xem xét (và có nhiều khả năng sẽ thông qua) yêu cầu gia nhập thị trường Anh với tư cách là branch chứ không phải là subsidiary của ngân hàng mẹ. Hai loại h́nh chi nhánh này có vẻ không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, trong thế giới luật lệ quản lư ngân hàng, hai loại h́nh này mang lại rất nhiều khác biệt quan trọng.
V́ không có tư cách pháp nhân độc lập so với ngân hàng mẹ, các branch sẽ được quản lư bởi ngân hàng mẹ ở Trung Quốc và không cần phải tuân thủ các quy định mà nước Anh đưa ra. Các chi nhánh này cũng có thể nhận sự trợ giúp từ ngân hàng mẹ nếu gặp khó khăn. Do đó, branch là lựa chọn rẻ hơn và hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các ngân hàng.
Điều này cũng giúp giải thích tại sao các nhà làm luật thường không thích các chi nhánh này. Luật lệ quản lư lỏng lẻo hơn khiến chúng dễ bị tổn thương nếu chính bản thân các chi nhánh hoặc các ngân hàng mẹ gặp khó khăn. Theo Simon Gleeson, chuyên gia đến từ hăng luật Clifford Chance, các nhà quản lư nước Anh đang đặt cược rằng chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ giải cứu các chi nhánh này nếu vấn đề xuất hiện.
Quyết định của các nhà làm luật khiến giới tài chính nước Anh phải nhíu mày. Một số người lo ngại rằng các nhà làm luật buộc phải hạ tiêu chuẩn v́ áp lực chính trị. Những lời chỉ trích chủ yếu tập trung vào hai điểm quan trọng. Thứ nhất, có sự căng thẳng không thể tránh khỏi giữa nhiệm vụ duy tŕ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Căng thẳng giữa các nhà quản lư hệ thống tài chính và những quan chức được dân bầu là điều thường thấy.
Thứ hai, các nhà quản lư cũng phải cân bằng giữa việc bảo vệ hệ thống tài chính và thúc đẩy ḍng chảy của thị trường vốn toàn cầu. Cho phép các ngân hàng thành lập chi nhánh theo kiểu branch sẽ giúp ḍng vốn lưu thông dễ dàng hơn trên toàn thế giới.
Mặc dù Anh đă giữ thái độ hoài nghi hơn đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ khi khủng hoảng nổ ra và đặc biệt là sau sự kiện người gửi tiền tiết kiệm ở Anh bị rỗng túi v́ các ngân hàng Iceland và chi nhánh ở Anh sụp đổ, xứ sở sương mù vẫn nghiêng về lựa chọn toàn cầu hóa thị trường tài chính!
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist