Lươn được gọi là “con sâm dưới nước” do tác dụng bổ dưỡng của nó. Lươn vàng c̣n gọi là thiên ngư, trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quư.
Trong lươn có nhiều protid, lipid, glucid; các vitamin B, E, A, D và các nguyên tố vi lượng như Fe, P, Ca; ng̣ai ra c̣n có nhiều arginin tạo tinh trùng, lecithin tốt năo
Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kim mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt ră rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt , tiểu đường, kiết lỵ. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ lươn:
Món ăn từ lươn.
Chữa mất ngủ, kém ngủ:
Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. C̣n có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi pḥng chữa bách bệnh.
Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.
Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.
Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.
Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.
Chữa sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam. Phụ nữ, người già thiếu máu ăn lươn rất có ích.
Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.
Ngoài ra lươn c̣n được phối hợp với một số dược liệu để chữa nhiều bệnh như thấp khớp mạn tính, trúng phong bại liệt…
Lưu ư: Dùng lươn phải tươi và không ăn lươn màu xanh.
Theo SKĐS