Vào khoảng 4 triệu Việt kiều (3,3% dân số VN) hàng năm gửi về cho họ hàng gia đ́nh ở Việt Nam khoảng 8,26 tỷ USD (theo Ngân hàng Thế giới) một số tiền bằng 8% GDP của Việt Nam, một đóng góp tài chính quư giá, nói lên t́nh cảm gắn bó với quê hương, mặc dầu t́nh cảm này không thể chỉ đo bằng đô-la Mỹ được. Gần đây, BS. Nguyễn Lê Hiếu (định cư ở bang Oklahoma, Hoa Kỳ) đă trên ba chục năm, có nhă ư gửi tặng tôi những bài phát biểu trong cuộc hội thảo về văn học Việt cuối năm 2013 ở Seatle (Mỹ) do Hội các bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ VN ở bang Washington chủ tŕ. Dưới h́nh thức Chuyện kể cùng nhau nghe, các bác sĩ Việt kiều trao đổi chủ yếu về bản sắc dân tộc.

Người Việt hải ngoại băn khoăn về bản sắc
Những câu hỏi đặt ra là: Thế nào là người Việt Nam? Thế nào là bản sắc Việt? Những yếu tố nào tạo nên bản sắc Việt? Dân ta từ đâu tới? Bản sắc dân ḥa hợp ra sao để thành dân ta ngày nay?
Chuyện số 1 đă đặt ngay câu hỏi về bản sắc: “Theo Nguyễn Hưng Quốc, khi nói: Tôi là người Việt Nam, với người Việt trong nước, đó là chuyện b́nh thường, tự nhiên, đương nhiên. Với người Việt hải ngoại, đó là một sự khẳng định đầy ư thức... v́ phần lớn không c̣n hoàn toàn là người Việt nữa, không c̣n là công dân Việt Nam nữa. Vậy mà đa số người Việt Nam ở hải ngoại vẫn c̣n tự xác định, trước hết là người Việt.
“... Cái gọi là người VN ấy, cái tạm gọi là bản sắc ấy, ở quê nhà th́ khá ổn định, ở hải ngoại th́ nó có khuynh hướng chuyển biến. Ví dụ, những năm đầu tiên sau 1975, chúng ta tự định nghĩa ḿnh như những người Việt Nam tị nạn, không phải là Việt Nam, mà Việt Nam tị nạn, tức là rất nặng về chính trị. Sau sống lâu ở nước ngoài, tư cách tị nạn ngày càng nhạt dần. Chúng ta tự định nghĩa tính cách Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn cội rễ về văn hóa. Có nhiều góc nh́n cội rễ văn hóa, bản sắc dân tộc: Góc nh́n của nhà văn hóa (theo Nguyễn Hưng Quốc): có 3 yếu tố là địa lư (ám ảnh không gian, nhất là đối với cộng đồng di dân), kư ức tập thể (lịch sử, truyền thống, tạo ra thông cảm cộng đồng), ngôn ngữ (yếu tố quan trọng nhất, v́ nó là phương tiện giao tiếp dân tộc, kư ức tập thể và văn hóa dân tộc, gắn ta với cả các khối cộng đồng và các khối dân tộc vĩ đại quanh ta).
Khái niệm bản sắc (Anh: Identity; Pháp: Identité) là “bản chất, bản tính mà con người tự cảm thấy và nhận lấy, rồi từ đó xử sự một cách hợp lư với cái đặc tính ḿnh chấp nhận”.
BS. Kim Khánh và BS. Nguyễn Lê Hiếu phân biệt hai trường hợp:
1- Bản sắc nhóm (group identity) mô tả đại đa số tính t́nh thành viên của một nhóm (không phải là toàn thể). Nó dựa vào quan sát, mang tính thụ động, ít biến chuyển, tiệm tiến do tương đối ổn định, dần dần tạo ra truyền thống.
2- Bản sắc cá nhân (personal identity). Mỗi thành viên tuy có bản sắc chung của nhóm nhưng thay đổi nhiều hay ít yếu tố do có tự do quyết định, chịu ảnh hưởng của thể nghiệm, giáo dục.
Các tác giả đề nghị dùng từ ngữ bản chất để nói về nhóm (group), bản sắc để nói về cá nhân (personnal). Chuyển sang góc nh́n cội rễ dân tộc theo xă hội - triết học, BS. Phan Hữu Trác nhận định: “Đối với cộng đồng di dân Việt, va chạm văn hóa là biểu hiện của sự khác biệt về bản sắc”.
Dưới góc độ lịch sử, BS. Chat V.Dang nêu lên 12 yếu tố tạo nên sự h́nh thành và phát triển của bản sắc Việt. Yếu tố đầu tiên khá độc đáo mà cũng có lư. Đó là việc Tần Thủy Hoàng lập ra đế chế Trung Hoa đầu tiên (Thủy Hoàng: hoàng đế đầu tiên) thế kỷ 3 trước Công nguyên. Do Triệu Đà - Tướng của Tần Thủy Hoàng, b́nh định một vùng tộc Việt phía Nam sông Dương Tử, chiếm cả Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt. Triệu Đà chống lại Tần, tách Nam Việt khỏi Trung Hoa. Trong quá tŕnh chống Trung Hoa, dân Lạc Việt ngày càng mài giũa ư thức dân tộc. Theo Keith W.Tailor, chính trong 1000 năm Bắc thuộc, sự cọ sát văn hóa Hán đă mài giũa thêm bản sắc Việt.
Câu chuyện số 2 về nguồn gốc tộc Việt. Huyền thoại khởi đầu là một bà mẹ sinh ra 100 con (con trai, theo chuyện Việt; con gái, theo chuyện Mường). Có thuyết cho là thổ dân vùng Tây Tạng di cư xuống miền Nam theo sông Cửu Long th́ lập ra Lào - Miên, theo sông Hồng th́ lập ra nước Việt. Theo lịch sử, dựa vào sách xưa, 3000 năm trước Công nguyên, Viêm Đế phong con trưởng làm vua phương Bắc, con thứ Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy tên là Kinh Dương Vương. Con ông này, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, là thủy tổ các vua Hùng. Sau đó, đến An Dương vương, Triệu Đà...
Theo khoa khảo cổ, văn minh Phùng Nguyên (3000 năm TCN) dẫn đến thời đại Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN-TK1 đồ đồng, thời Hùng Vương). Người Phùng Nguyên - Đông Sơn từ đâu đến? Có thể thời tiền sử, có hai luồng di dân lớn:
Luồng 1 (4 vạn năm trước đây), xuất phát từ quần đảo Indo Malaysian, tỏa ra khắp Đông Nam Á; Luồng 2 là Mongoloid (cách đây 4000 – 6000 năm), từ Hoa Nam xuống Đông Nam Á, người Việt phải chăng là hỗn hợp giữa hai luồng ấy?
Khoa sinh học phân tử phát hiện là người Việt có mặt lâu nhất ở Đông Nam Á, hỗn hợp ADN nhiều nhất các tộc của 2 luồng di dân nói trên.
Miền Nam Việt Nam tiêu biểu cho sự chung sống của 4 sắc dân chính: Việt, Chăm, Khmer, Hoa. Hai tác giả Kim Khánh và Nguyễn Lê Hiếu đă chứng tỏ điều này qua sự phân tách gốc các nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết: Ai làm được (1912 – 1922 của Hồ Biểu Chánh), Nghĩa Hiệp kỳ duyên (1919 của Nguyễn Chánh Sắt).
Ở Mỹ, ngày nay, Việt kiều có nhiều phương tiện hiện đại để trả lời câu hỏi Người Việt là ai? Cách đây nửa thế kỷ, để trả lời câu hỏi Người da đen là ai?, nhà văn A.Haley đă phải bỏ ra 12 năm và đi 80 vạn cây số qua các châu lục để t́m ra nơi xuất phát ông tổ 6 đời của ḿnh ở châu Phi.
Hữu Ngọc
SKDS