Bộ phim nổi tiếng do Thẩm Thuư Hằng, La Thoại Tân… đóng chính gây hài một cách giản dị, đời thường và gợi nhiều cảm xúc trong khán giả.
Tứ quái Sài G̣n (do hăng phim Lido sản xuất năm 1973) gợi khán giả nhớ về thời điện ảnh miền Nam Việt Nam c̣n thô sơ và mộc mạc. Đó là những năm trước 1975, khi đất nước chưa thống nhất. Miền Nam có điều kiện phát triển hơn miền Bắc về mọi mặt, từ kinh tế - xă hội cho đến văn hoá - giải trí.
Điện ảnh cũng vậy. Sự hậu thuẫn của nền kinh tế cởi mở cũng như đời sống tinh thần được nâng cao dẫn tới sự ra đời của ḍng phim thị trường, phục vụ nhu cầu giải trí. Những bộ phim hài lai căng một chút vơ thuật Hong Kong, một phần môtíp gangster Mỹ đă trở thành món ăn nhanh được ưa thích trong cơn đói tinh thần của một xă hội hào nhoáng đang lên.
Đó là thời kỳ con người ta làm phim bằng lối tư duy chất phác, đời thường.
|
Poster Tứ quái Sài G̣n.
|
Tứ quái Sài G̣n là một trong những minh chứng tiêu biểu cho lối tư duy và cách làm phim “ăn liền” kiểu đó. Bộ phim kể về cuộc hành tŕnh từ quê ra thành phố lập nghiệp của bốn chàng "hai lúa": Lùn (Tùng Lâm đóng), Mập (Khả Năng), Râu (Thanh Việt), Lúa (La Thoại Tân). Do bỡ ngỡ giữa chốn thị thành, họ phá phách gây náo loạn quán đồ ăn Tây rồi được bà chủ một gánh hát thu nạp.
Tứ quái Sài G̣n có sự tham gia của giai nhân một thời Thẩm Thúy Hằng.
Với chút tài năng đàn hát dắt lưng, tứ quái quậy tung sân khấu với vở
Lữ Bố hí Điêu Thuyền, khiến khán giả được phen cười nghiêng ngả c̣n bà chủ gánh hát th́ choáng váng mà phải bỏ đi khi vở kịch chưa kết thúc. Tiếp tục bơ vơ, bốn chàng trai được cô Yến (Thẩm Thuư Hằng) mời về đoàn làm phim kiếm hiệp của cô, đóng đô tại một ḥn đảo hoang vắng. Họ háo hức theo cô, ôm mộng trở thành tài tử điện ảnh mà không hề biết ḿnh đang bị gài vào một âm mưu đen tối.
Cùng khi ấy, Nhài (Kim Cương) - vợ sắp cưới của chàng Râu - lên thành phố t́m người yêu và vô t́nh sa bẫy của băng đảng xă hội đen. Bốn chàng nông dân cùng Nhài và Yến (lúc này đă phải ḷng hai Lúa) phải dàn trận đ̣i lại công lư.
Ngày nay khi xem lại,
Tứ quái Sài G̣n có thể không c̣n khiến khán giả nín thở hồi hộp với những màn rượt đuổi nhưng
những t́nh tiết như kép hát trên xe lửa, màn thế vai Lữ Bố - Điêu Thuyền hay màn lập công vang dội trên sân bóng vẫn không thôi khiến khán giả khoái chí.
Nét tinh nghịch và những pha xử lư t́nh huống thông minh của bốn diễn viên hài vang danh một thời Tùng Lâm, Khả Năng, Thanh Việt, La Thoại Tân đă đưa người xem đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từ những chàng hai lúa quỵt vé tàu, không biết cách gọi đồ Tây, không biết dùng dao dĩa, tứ quái đă trở thành những “nhà phát minh vĩ đại” với con thuyền chạy bằng quạt máy hay vua phá lưới trên trên sân cỏ.
Và như bất cứ bộ phim anh hùng giang hồ nào,
Tứ quái Sài G̣n không thể thiếu bóng giai nhân. Sự góp mặt của minh tinh điện ảnh một thời - Thẩm Thuư Hằng - góp thêm một nhân tố nữa đảm bảo độ “hot” của bộ phim lúc bấy giờ. Mối t́nh cảm động của cô và hai Lúa trong phim mang sự thi vị, lăng mạn cho cuộc chiến đấu của những anh hùng chân đất. H́nh ảnh Thẩm Thuư Hằng mơn mởn, nơn nà trong bộ áo tắm bên bờ biển lưu dấu ấn trong tâm trí nhiều thế hệ người yêu điện ảnh Việt.
Cách gây hài của phim hết sức giản dị, được thể hiện bằng những cử chỉ, điệu bộ, thậm chí bằng ca khúc kinh điển (
Beautiful Sunday) được chế lại đầy ngẫu hứng và đáng yêu. Đó là lư do mà dù thiếu đi yếu tố bất ngờ, khán giả vẫn ôm bụng cười như nắc nẻ mỗi lần xem lại những màn quậy tưng bừng của tứ quái.
Có nhiều lư do khiến khán giả ngày nay vẫn muốn một lần nữa thưởng thức bộ phim nổi tiếng một thời này. Có người v́ muốn ngắm lại vẻ đẹp sắc nước hương trời của Thẩm Thuư Hằng, có người v́ muốn cười nghiêng ngả cùng những màn quậy tưng bừng, và cũng có người xem lại để nhớ về Sài G̣n những năm trước 1975.
Đó là một Sài G̣n với những quán đồ Tây sang trọng, đắt tiền, những nhà lầu, xe hơi, ông Tây, bà đầm cho đến những ngôi sao đang lên trong một đời sống trang hoàng, kiểu cách. Tham vọng bước chân vào thế giới nhộn nhịp, hối hả đang lên ấy không chỉ là khát khao của riêng tứ quái trong phim mà c̣n là tham vọng chung của hàng ngh́n người nông dân trước sự chuyển ḿnh đầy mời gọi của thành thị.
Những t́nh huống gây cười các nhân vật gặp phải trong phim, trên phương diện nào đó, cũng là t́nh huống đời thường mà ai cũng có thể gặp phải khi đi lạc giữa Sài G̣n khi ấy. Nếu từng sống qua những năm 1970 tại đây, khán giả sẽ không lấy làm lạ với những anh nông dân xoay ngược xoay xuôi quyển thực đơn trong nhà hàng, những gánh hát cải lương rong ruổi khắp phố, những minh tinh điện ảnh xức nước hoa thơm phức thấp thoáng sau cửa kính xe hơi…
Tứ quái Sài G̣n không chỉ là minh chứng cho một bộ phim “mỳ ăn liền” hoàn chỉnh với giá trị giải trí của điện ảnh Việt Nam một thời, mà c̣n là một ví dụ tiêu biểu cho lư do đôi khi người ta xem lại một bộ phim đơn giản chỉ v́ ta yêu cảm giác tác phẩm từng mang đến.
vnn