Bóng đá là một phần trong “Trung Hoa mộng” nhưng sự vắng mặt của Trung Quốc tại 3 kỳ World Cup liên tiếp giống như một phát tát!
Khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh chính thức bắt đầu tại Brazil, giới phân tích chính trị thế giới cũng nhắc tới Trung Quốc và đưa ra quan điểm về “Trung Hoa mộng” từ góc độ bóng đá.
Tác giả Shannon Tiezzi và Samuel Chi đă có bài đăng trên trang “Nhà ngoại giao”, một tạp chí chuyên về khu vực châu Á-Thái B́nh Dương có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, b́nh luận về sự vắng mặt của Trung Quốc tại Ṿng chung kết World Cup cũng như “Trung Hoa mộng”.
H́nh ảnh minh họa trong bài báo của Shannon Tiezzi
Trong bài viết “Trung Hoa mộng và World Cup”, tác giả Shannon Tiezzi cho rằng thúc đẩy chương tŕnh bóng đá quốc gia là một phần trong “Trung Hoa mộng” của ông Tập (Cận B́nh).
Khi World Cup khai mạc tại Brazil, các chuyên gia thể thao khắp nơi đều nhắc tới một điều rằng “bóng đá là một tôn giáo” ở rất nhiều nước trên thế giới.
Ở Trung Quốc, bóng đá có thể không phải là một tôn giáo nhưng nó rất gần với một tôn giáo và thường được coi là một phần quan trọng của “Trung Hoa mộng”.
Theo Shannon Tiezzi, ở Trung Quốc người ta coi thể thao và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau. Olympics Bắc Kinh 2008 là dịp để Trung Quốc ghi điểm rằng nước này đang bước ra tham gia cuộc chơi chung của thế giới.
Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ muốn chứng tỏ khả năng của họ trong việc tổ chức một sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh mà c̣n muốn giành được sự tôn trọng quốc tế thông qua những thành công của những vận động viên Trung Quốc.
Jeff Ruffolo, tác giả của cuốn “Bên trong Olympics Bắc Kinh” giải thích rằng mục tiêu tối thượng của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là giành những tấm huy chương mà c̣n muốn chứng tỏ cho thế giới thấy hệ thống của họ tốt nhất thế giới.
Sự thành công của thể thao là cách mà Trung Quốc muốn chứng minh sức mạnh của ḿnh trên thế giới.
Thế nhưng, dù thành công ở Olympics th́ bóng đá vẫn là “gót chân Achilles” của Trung Quốc. Đối với nhiều người Trung Quốc th́ sự thất bại của nước này trên sân cỏ không chỉ là nỗi thất vọng mà c̣n là “sự tủi thẹn quốc gia”.
Mùa Hè năm ngoái, khi đội tuyển quốc gia Trung Quốc thua 1-5 trước Thái Lan th́ rất nhiều “cư dân mạng” Trung Quốc than khóc rằng đội tuyển quốc gia đă mang đến “sự mất mặt” và “nỗi tủi thẹn” đối với Trung Quốc.
Sự kém cỏi của bóng đá càng khiến người Trung Quốc “bực tức” khi mà đối thủ của họ là Nhật Bản giành được những thành công to lớn, trong đó có việc liên tiếp vượt qua ṿng loại World Cup kể từ năm 1998 đến nay (Trung Quốc mới có một lần duy nhất vào năm 2002).
H́nh ảnh “Bóng đá Trung Quốc” trong bài viết của Samuel Chi
Bất chấp những thất bại trong bóng đá, tư tưởng về bóng đá như một nguồn tự hào dân tộc, thậm chí là “tính chính thống của quốc gia” vẫn được chính phủ Trung Quốc thúc đẩy.
Tập Cận B́nh vốn được biết đến là một người rất hâm mộ bóng đá và từng công khai bày tỏ kỳ vọng Trung Quốc có thể gia nhập hàng ngũ những đội bóng ưu tú.
Đây không chỉ là sự mơ mộng của một người hâm mộ bóng đá yêu nước mà hơn thế, ông Tập coi bóng đá là một phần của “Trung Hoa mộng”. Như vậy, sự thành công hay thất bại trên sân cỏ trở thành chỉ báo về vị thế của Trung Quốc trên thế giới.
Hồi đầu năm nay, khi chiếc cúp vàng FIFA World Cup được trưng bày ở Thượng Hải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc, ông Lin Xiaohua đă nói rằng “giấc mơ bóng đá là một phần của giấc mơ Trung Hoa”.
Tuy nhiên, không giống như sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và quân sự, giấc mơ về bóng đá c̣n lâu mới nằm trong tầm tay của Bắc Kinh.
Tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh rằng từ năm 2004, Trung Quốc đă đặt ra mục tiêu đưa đội tuyển bóng đá nam của họ trở thành một trong 8 đội mạnh nhất thế giới. Thế nhưng 10 năm sau, Trung Quốc vẫn đứng ngoài Top 100, thậm chí c̣n không nằm trong Top 8 của châu Á! (đang xếp thứ 12 châu Á và thứ 103 thế giới).
Thất bại là một thực tế, song truyền thông Trung Quốc lại thường nhấn mạnh tới “hy vọng” hơn là nhắc tới “sự tủi thẹn”. Chủ đề được đề cập không phải là thất bại của Trung Quốc khi không thể tới Ṿng chung kết World Cup 2014 mà là “tương lại xán lạn của giấc mơ bóng đá Trung Quốc”.
Mới đây, Tân Hoa Xă có bài viết trong đó nhấn mạnh “Sự nhiệt t́nh của Chủ tịch Tập Cận B́nh đối với thể thao là niềm khích lệ lớn đối với sự tin tưởng của người hâm mộ bóng đá cũng như kỳ vọng của họ đối với các cầu thủ Trung Quốc”.
Theo tác giả Channon Tiezzi, ông Tập đă đặt ra 3 mục tiêu cho bóng đá Trung Quốc là “đội tuyển quốc gia tham dự Ṿng chung kết World Cup, Trung Quốc sẽ tổ chức World Cup và (hy vọng) sẽ vô địch World Cup”.
Dù đội tuyển Trung Quốc có tiếp tục chiến đấu, dù cá nhân ông Tập có khích lệ, th́ người hâm mộ Trung Quốc cũng khó có thể hài ḷng chỉ với cam kết rằng thành công sẽ tới vào một ngày nào đó.
Tác giả bài báo kết luận: “Việc cột chặt thành công trong bóng đá với Trung Hoa mộng và cùng với đó là quan niệm về tinh thần toàn cầu của Trung Quốc là nước cờ ẩn chứa đầy mạo hiểm nếu họ không thể đưa ra sân một đội bóng đẳng cấp trong tương lai gần”.
Lời người dịch: Hăy liên tưởng “Giấc mộng bóng đá”, “Giấc mộng Trung Hoa” với bất kỳ giấc mộng và tham vọng nào khác của ông Tập và đội ngũ của ông này!
Đông Tây
BDV