VIỆT NAM (NV) - Điều khoản buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam cuối cùng đă bị loại bỏ.
Đây là kết quả phiên họp thông qua Luật Quốc Tịch sửa đổi của Quốc Hội CSVN sáng ngày 24 tháng 6, 2014, tại Hà Nội với đa số tuyệt đối 95.98%.
Lễ trao giấy chứng nhận quốc tịch cho người Việt hải ngoại tại Việt Nam. (H́nh: báo Pháp Luật Sài G̣n)
|
Theo truyền thông Việt Nam, điều khoản 13 của Luật Quốc Tịch Việt Nam hiện hành, buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh với cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoại quốc để giữ quốc tịch Việt Nam. Thời hạn để ghi danh giữ quốc tịch, thoạt đầu được qui định vào ngày 1 tháng 7, 2014, nhưng sau đó được triển hạn thêm 5 năm nữa, tức là ngày 1 tháng 7, 2019.
Theo điều khoản này, người Việt Nam định cư ở ngoại quốc không ghi danh để giữ, coi như mất luôn quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, hầu như không có bao nhiêu người Việt hải ngoại chú ư đến lời báo động của cơ quan chức năng của Việt Nam trước đó cho rằng, sẽ có ít nhất 4 triệu người Việt Nam định cư ở ngoại quốc cơ nguy bị mất quốc tịch Việt Nam. Tính đến hiện nay, theo thống kê của Bộ Tư Pháp, chỉ có 6,000 trong tổng số hơn 4.6 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc ghi danhh giữ quốc tịch Việt Nam, chiếm tỉ lệ 0.13%.
Theo dư luận, thực tế trên cho thấy, tờ giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam đối với người Việt hải ngoại chỉ là một tờ giấy “lộn.” Dư luận cho rằng, người Việt hải ngoại c̣n hay không c̣n quốc tịch Việt Nam th́ không có ǵ khác biệt. V́ vậy, không ai buồn ghi danh giữ quốc tịch, một thủ tục hành chính phiền phức, khó khăn.
Trong nhiều cuộc họp thảo luận về điều khoản 13 của Luật Quốc Tịch hồi tháng 5 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam cho rằng, quốc tịch là một “quyền dân sự, được pháp luật mặc nhiên thừa nhận.” Sau nhiều lần tranh căi, cuối cùng đa số đại biểu Quốc Hội Việt Nam yêu cầu bỏ qui định về việc buộc người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. (PL)
Người-Việt