Trong hoạt động sân khấu cải lương có những trường hợp do biến chuyển trong nghệ thuật, mà người nghệ sĩ từ kép mùi trở thành kép độc, từ đào thương “biến” thành đào lẳng, và cũng có trường hợp từ kép ca trở thành hề, như nghệ sĩ Văn Chung và Bảo Quốc chẳng hạn.
Vương Hậu Thanh Nga và em của cô, nghệ sĩ hài Bảo Quốc. (H́nh: Bộ sưu tập của Ngành Mai) |
Lúc mới bắt đầu học ca ở các “ḷ” cổ nhạc th́ hầu như người nào cũng học ca vọng cổ trước, kế học bài bản chứ không ai học làm hề, mà nếu có muốn học th́ cũng chẳng có thầy nào dạy, do bởi hề là bẩm sinh, là cái nghiệp mà Tổ cải lương đă ban cho người ấy. Ở đây tôi đề cập đến nghệ sĩ Bảo Quốc, mà những năm gần đây đă có mặt ở hải ngoại tham gia nhiều sô hát được tổ chức ở hai miền Nam Bắc Cali với vai tṛ là một anh hề.
Thật vậy, Bảo Quốc xuất thân từ trong gia đ́nh nghệ sĩ: Thân phụ là nghệ sĩ Năm Nghĩa, mẹ là bà Bầu Thơ, chị là Thanh Nga. Từ khi c̣n bé Bảo Quốc đă được Năm Nghĩa rèn luyện với hy vọng nối nghiệp sau này, có thể làm kép chánh cho một đoàn hát sẽ được thành lập: Đoàn “Thanh Minh Bảo Quốc” cũng giống như đoàn Thanh Minh Thanh Nga vậy.
Từ những năm 1953-1954 Bảo Quốc mới 7, 8 tuổi mà h́nh ảnh cũng được treo ở tiền đ́nh các rạp hát cải lương. Đoàn Thanh Minh của Năm Nghĩa dọn đến đâu, h́nh của Thanh Nga, Bảo Quốc cũng được treo chung với h́nh Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Thanh Cảnh, Kim Chưởng, Thúy Nga... Dù rằng lúc bấy giờ Thanh Nga cũng khoảng 13, 14 tuổi c̣n làm đào con, mấy năm sau mới lên đào chánh. Riêng Bảo Quốc th́ tôi chỉ thấy h́nh, chớ chưa thấy cậu ta lên sân khấu lần nào.
Trong một bài báo mà chúng tôi có dịp xem qua, khi được phỏng vấn, Bảo Quốc có nói rằng hôm bữa anh ca bài vọng cổ thành công th́ thân phụ anh quá xúc động đă thở hơi cuối cùng, do bởi ông đă bị bệnh trầm kha trong nhiều năm qua.
Cái không may cho Bảo Quốc là lúc mới lớn lên đóng kép mùi được vài năm th́ đoàn Thanh Minh Thanh Nga ră gánh, như nhiều gánh khác cũng bị ră gánh sau thời kỳ cải lương khủng hoảng kéo dài. Lúc ấy, năm 1972, làng cải lương con số đoàn hát c̣n hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi đó th́ nghệ sĩ tên tuổi “thặng dư” quá nhiều, thành thử ra Bảo Quốc không thể chen chân được với các kép hát đă nổi danh. Như vậy kể từ lúc đoàn hát nhà ră gánh cho đến 1975 Bảo Quốc đâu có sân khấu nhà để hát, nếu có hát cho đài truyền h́nh hoặc gánh khác cũng chẳng bao nhiêu.
Sau 1975, đoàn Thanh Minh được thành lập trở lại, bà Bầu Thơ làm chủ, nhà nước quản lư. Có nghĩa là bà cũng làm việc ăn lương như bao nhiêu nghệ sĩ trong đoàn, chớ chẳng có quyền hành ǵ cả, mà quyền hành tập trung vào cán bộ từ Sở Văn Hóa đưa xuống quản lư đoàn. Do vậy mà mấy năm đầu Bảo Quốc cũng chẳng có vai tṛ nào đáng kể nếu có chăng là chỉ hụ hợ, chớ những vai tṛ quan trọng th́ đă có nghệ sĩ tài danh nắm giữ.
Biết rơ t́nh trạng của em ḿnh không thể có vai tṛ nào dù là tuồng mới, cũng như nhận thấy Bảo Quốc có khiếu làm hề nên Thanh Nga chờ dịp giúp Bảo Quốc lên sân khấu.
Năm 1978, đoàn Thanh Minh dựng vở Thái Hậu Dương Vân Nga. Sau khi tập dượt gần xong, nữ nghệ sĩ Thanh Nga vai chánh trong vở hát và chồng là ông Đổng Lân có gặp soạn giả Huy Trường, yêu cầu viết thêm hai màn hài décor fixe để khai thác khả năng hài của Bảo Quốc, giúp Bảo Quốc tiến lên trong nghề theo sở trường của ḿnh, v́ lúc ấy ở sân khấu ít viết hài nên Bảo Quốc chừng như hiếm có vai để hát ở sân khấu Thanh Minh.
Huy Trường nghe xong hứa sẽ tính lại, v́ lúc bấy giờ ở sân khấu sự khai thác hài rất hạn chế, soạn giả được khuyến khích bỏ luôn việc xây dựng những đoạn hài chen vào vở hát. Rồi chỉ mấy hôm sau, Thanh Nga lại gặp Huy Trường nhắc lại, tha thiết yêu cầu viết hai màn décor fixe. Thanh Nga nói:
- Anh chưa kinh nghiệm, ở sân khấu cải lương khán giả rất thích hề, chỉ với 10 hay 15 phút diễn hài, khán giả có thể trở đi trở lại xem hát cả chục lần chưa biết chán!
Lần này th́ Huy Trường chịu viết hài ở décor fixe với vai Đinh Lăng của Bảo Quốc, với đặc tính “ham đàn bà con gái,” già không bỏ nhỏ không tha, lại c̣n trổ tài ngâm thơ chọc mèo, v.v... Bảo Quốc đă hát vai hài thành công dễ dàng. Nhưng rồi sau khi vở hát được biểu diễn cho công chúng xem, soạn giả bị chỉ trích đủ điều về vai hài của Bảo Quốc. Măi đến khi đoàn phục vụ ở Thủ Đức, có vị lănh đạo cao cấp xem và ngợi khen đoàn. Thanh Nga không bỏ lỡ dịp hỏi về vai hài Đinh Lăng. Vị này trả lời là rất tốt, khán giả sau khi bị căng thẳng v́ t́nh tiết kịch cũng cần cười để thư giăn thần kinh đôi chút.
Thế rồi đêm diễn chót ở rạp Gia Định (rạp Cao Đồng Hưng), Huy Trường có đến gặp Thanh Nga. Việc đầu tiên cô vui mừng khoe với soạn giả là vai hài của Bảo Quốc được lănh đạo cao cấp khen chớ không chỉ trích...
Thế rồi chỉ hơn một giờ sau đó, sau khi văn hát Thanh Nga và Đổng Lân về nhà ở đường Ngô Tùng Châu th́ bị sát hại. Từ ngày ấy đến nay, Bảo Quốc tiến lên vững chắc trong nghề trở thành danh hài sáng chói ở sân khấu. Không rơ Bảo Quốc có biết Thanh Nga trước khi ĺa đời độ một, hai tiếng đồng hồ vẫn c̣n quan tâm đến em ḿnh là Bảo Quốc?
Như vậy Bảo Quốc khởi đầu làm hề là vai Đinh Lăng trong tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga. Tóm lại Bảo Quốc xuất thân từ kép ca nhưng con Tạo cải lương đưa đẩy thế nào đó mà cậu ta lại trở thành hề, mà có lẽ ngay cả Bảo Quốc và gia đ́nh nghệ sĩ của Năm Nghĩa, bà Bầu Thơ cũng không tài nào đoán trước được.
nv