Kỳ 1: Mua nhầm xe 'phế thải'
WESTMINSTER (NV).- Hơn cả tháng sau khi mua xong chiếc xe Toyota Camry 2000, cô Thảo Triệu, người từ Việt Nam mới sang chưa đầy năm, hiện ở Anaheim, vẫn c̣n cảm thấy “bần thần”, ăn không ngon ngủ không yên v́ “bao nhiêu tiền dành dụm dồn vào mua chiếc xe cũ làm chân cẳng đi làm, vậy mà khi hí hửng ra DMV làm thủ tục sang tên th́ mới biết đó là xe phế thải – salvaged.”
Chẳng khác nào như sét đánh ngang tai.
Không chỉ là chuyện bị mua với giá quá cao hơn giá thật của một chiếc xe bị đóng dấu “Salvaged” mà quan trọng hơn, cảm giác bất an cùng tâm trạng của một người bị lừa khi mua nhầm xe “phế thải” hay xe không tốt như lời người bán giới thiệu, khiến cho Thảo Triệu cũng như nhiều người, nhất là những người lần đầu mua xe hay từ Việt Nam mới sang, chưa có kinh nghiệm, ở vào một hoàn cảnh dở khóc dở cười.
Kinh nghiệm đau thương của một số người từng trải qua t́nh cảnh này, cũng như lời khuyên của người có chuyên môn về xe cộ, về giấy tờ liên quan đến xe, hy vọng sẽ là bài học cho những người lần đầu làm chủ một chiếc xe cũ.
Hăy cẩn thận để không mua nhầm xe phế thải "Salvage title" mà ḿnh không hề biết. (H́nh: Thảo Triệu cung cấp)
Mua nhầm xe “phế thải” (Salvage title)
Thảo Triệu bắt đầu câu chuyện, “Khoảng cuối Tháng Tư, tôi đọc trên báo mẫu Rao Vặt ‘Bán xe Toyota Camry 2000, clean title, 120 miles, A/C. Giá $3,950. Liên lạc (714)...”
Thảo gọi điện thoại hỏi xem xe có bị đụng không, người bán trả lời “Không”, đồng thời cũng cho biết là “bán xe dùm một người em đang về Việt Nam chơi.”
Theo địa chỉ, Thảo đến ngă giá $3,300 mua chiếc Camry này và trả tiền mặt theo yêu cầu của người bán v́ “không muốn nộp thuế.”
Người bán lấy lư do v́ là “người trung gian, bán dùm em” nên bà không theo Thảo ra Nha Lộ Vận (DMV-Department of Motor Vehicles) mà chỉ giao giấy tờ xe có kư tên sẵn của “người em đứng chủ quyền” để Thảo tự đi làm thủ tục sang tên.
Sự thật th́ giấy chủ quyền xe Thảo được giao khi đó là một “clean title”, không “t́ vết.”
Thế nhưng, sau nhiều tiếng xếp hàng chờ đợi, đến phiên ḿnh, Thảo được nhân viên DMV cho biết “xe này không thể sang tên b́nh thường mà phải làm thủ tục chuyển sang 'Salvage Title' v́ nó được báo cáo bị tai nạn chuyển thành xe phế thải từ cuối Tháng Hai, 2014.”
Không thể trả xe để lấy tiền lại được v́ “người bán nói gửi hết tiền về Việt Nam rồi, và bán dùm nên không biết ǵ hết,” Thảo chỉ c̣n cách tự bỏ tiền ra làm các thủ tục theo yêu cầu của DMV để tái đăng bộ cho chiếc xe “phế thải” này, từ việc làm 'smog check' đến kiểm tra thắng, đèn, lệ phí tái đăng bộ, mất trên dưới $300, chưa kể khổ chủ c̣n mất nhiều ngày đi xếp hàng để làm cho xong mọi việc. Bởi nếu không làm th́ làm sao có xe mà chạy, mà bán th́ cũng không xong!
Thảo tâm sự một cách đau khổ, “Gọi hỏi mấy chỗ th́ họ nói xe đó chỉ tối đa $2,000-$2,500. Nếu biết trước xe bị phế thải th́ tôi không mua. Họ đă gạt ḿnh mà c̣n thách thức báo cảnh sát. Ḿnh giao tiền mặt cho họ không có giấy tờ ǵ hết th́ biết làm ǵ hơn.”
Xem giấy tờ xe và làm tờ cam kết khi bán xe
Liên quan đến vấn đề này, ông Michael Vơ Đức Minh, Giám đốc Little Saigon Traffic School ngay tại khu Bolsa, đưa ra một số kinh nghiệm:
“Trước nhất, người đi mua xe phải đ̣i cho được giấy chủ quyền xe v́ đây là bằng chứng quan trọng chứng minh người đó đang làm chủ chiếc xe. Thứ hai, phải nói chủ xe hay người bán xe đưa ḿnh giấy đăng bộ xe để chứng tỏ là chiếc xe đó có đóng thuế lưu hành đầy đủ. Thứ ba, yêu cầu người bán viết giấy cam kết xe đó không phải là xe phế thải.”
Ông Michael Vơ, người có hơn 20 năm điều hành trung tâm chuyên lo về các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc đăng bộ xe, bằng lái xe, giải thích: “Cần xem giấy chủ quyền xe v́ nếu giấy chủ quyền không rơ ràng hay chủ quyền đó chưa qua tên người bán th́ khi sang tên lại không được, thành ra làm cho người mua không được như ư nguyện.”
Ông Michael Vơ Đức Minh, Giám đốc Little Saigon Traffic School, "Quan trọng là hiểu và nắm vững vấn đề khi đi mua xe cũ." (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Theo ông Michael, “trong trường hợp người bán xe không phải là người đứng tên chủ quyền xe, tức họ bán dùm ai đó, th́ khi giao tiền cho ai nên yêu cầu người đó làm giấy cam kết cho ḿnh. Giấy đó có thể viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Ghi đơn giản 'Tôi tên là, số bằng lái, địa chỉ, đại diện cho người chủ xe tên là, đứng ra bán dùm chiếc xe nhăn hiệu ǵ, biển số mấy. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có điều ǵ liên quan đến chuyện tranh tụng chiếc xe này.'”
Giám đốc Little Saigon Traffic School cho rằng “Đây là một đ̣i hỏi hợp lư. V́ ḿnh có thể tránh được trường hợp như một người chị đi tiểu bang khác, người em ở nhà xách xe chị đi bán. Người chị về la làng lên nói đây không phải là chữ kư của bả hay bả không bán. Trong những trường hợp mua bán nếu có sự lường gạt hay gian trá như thế th́ chủ nhân thật sự của chiếc xe có quyền lấy lại chiếc xe và người mua sẽ là người bị mất tiền. Đó là những chuyện từng xảy ra.”
Cũng liên quan đến chuyện cần ghi những thỏa thuận ǵ trong lúc mặc cả chuyện mua bán xe là kinh nghiệm “xương máu” của ông Khang Lương ở Rosemead trong lần đầu mua xe.
Ông Khang kể, “Lúc đó là năm 91, tôi vô Nissan Dealer ở gần nơi tôi ở để mua chiếc Nissan Maxima 6 máy, xe cũ. Khi mua th́ ănten xe không hoạt động, sunroof th́ bị nứt. Người bán xe nói mua đi rồi vài ngày sau mang đến họ thay mới hết cho ḿnh, ổng c̣n hứa sửa cho ḿnh cái này cái kia đủ thứ.”
Cuối cùng ông Khang đồng ư mua xe với giá $6,000 ở thời điểm đó.
“Ba ngày sau tôi mang xe trở lại để họ làm những ǵ họ hứa th́ tụi dealer nói người 'saleman' muốn bán nên hứa như vậy chứ dealer không hứa những điều kiện đó. Hơn nữa không có giấy tờ ǵ ghi xuống là họ hứa sửa ǵ, thay ǵ cho ḿnh hết. Ḿnh mới đi mua xe lần đầu tiên nên đâu biết những chuyện đó, cũng không ai chỉ vẽ. Chỉ c̣n biết hỡi ôi kêu trời, chứ làm ǵ được họ bây giờ!”
Việc yêu cầu người bán đưa giấy đăng bộ xe là “để chứng tỏ chiếc xe đó có đóng thuế lưu hành đầy đủ. Nếu người mua mua nhầm xe đă trễ thuế lưu hành vài ba năm, khi sang tên ḿnh phải chấp nhận đóng phạt số tiền đó.”
Trong trường hợp người bán không có giấy đăng bộ xe, người mua có thể gọi điện thoại đến các văn pḥng dịch vụ về đăng kư xe hay gọi đến Nha Lộ Vận, đọc bảng số xe và số sườn xe để nhờ kiểm tra xem thuế lưu hành đó c̣n hiệu lực hay không.
“Người mua cũng có thể nh́n vào bảng số xe xem tháng và năm trên đó c̣n hiệu lực hay không. Nhưng thỉnh thoảng, trong vài trường hợp, người bán ma mănh ở chỗ tháng và năm dán sau xe c̣n hiệu lực nhưng thực tế th́ đăng bộ đă trễ rồi.” Ông Michael nói thêm.
Xe phế thải-salvaged
Lư giải về chuyện mua nhầm xe bị phế thải – salvaged như trường hợp cô Thảo Triệu, ông Michael cho biết: “Thông thường, nếu là xe 'total loss' hay 'salvaged' phế thải đă làm thủ tục tái đăng bộ và xin bảng số mới, giấy chủ quyền mới th́ trong giấy chủ quyền xe phía trên cùng tay phải họ có ghi chữ 'SALVAGED', người mua nh́n vào sẽ biết ngay xe đó là xe phế thải.”
“Tuy nhiên có trường hợp chiếc xe bị đụng, người chủ nhận tiền bồi thường, mang xe đi sửa và rồi kêu bán gấp với giấy chủ quyền cũ, chưa ra DMV tái đăng bộ. Người mua nh́n vào giấy chủ quyền đó không thấy ghi 'salvaged' nên tưởng không bị đụng. Đến khi mang lên DMV làm giấy tờ th́ mới ḷi ra là xe này bị đụng nặng, hư hại đến 70%-80%, cần làm thủ tục phế thải.” Ông Michael lư giải.
Do một xe có “salvage title” chỉ trị giá bằng một nửa hay 2/3 giá một chiếc “clean title” nên nhiều người bán v́ món lợi này mà giấu nhẹm chuyện lịch sử chiếc xe bị đụng của ḿnh.
Làm sao để tránh được điều này?
Theo ông Michael, “Để tránh chuyện này, thứ nhất trong giấy tờ mua bán xe, người mua yêu cầu người bán viết xuống cam kết đây không phải là xe phế thải. Nếu thực sự đó là xe phế thải th́ họ không dám viết điều đó xuống. Đây là một đ̣i hỏi hợp lư, quan trọng là ḿnh có nhớ để đ̣i khi đi mua xe hay không thôi.”
Tuy nhiên, cũng có trường hợp “xui rủi” là sau khi ra Nha Lộ Vận sang tên, người mua không bị bắt tái đăng bộ (dù là xe phế thải), chủ quyền xe lúc đó vẫn là “clean title” nên người mua cứ ngỡ xe ḿnh chưa bị đụng đến mức “total loss.” Măi cho đến năm sau, khi đi đăng bộ xe mới th́ chuyện này mới ḷi ra. Lúc đó DMV mới bắt người mua đi làm thủ tục phế thải và tái đăng bộ lại xe phế thải.
Ông Michael giải thích trường hợp này như sau, “Khi hăng bảo hiểm đền và đưa thủ tục phế thải đến cho người chủ xe yêu cầu tái đăng bộ th́ đồng thời hăng bảo hiểm sẽ phải báo lên cho DMV biết chiếc xe đó bị phế thải v́ hư hại đến trên 70%. Khi đó DMV mới mở hồ sơ và gửi thư đến cho chủ xe yêu cầu chủ xe đi tái đăng bộ lại.”
“Tuy nhiên thời gian hăng bảo hiểm báo lên DMV có thể kéo dài từ 60 đến 90 ngày. Như vậy, chiếc xe mới bị đụng, bị phế thải và chủ xe được đền bù. Họ sửa lẹ và mang đi bán gấp. Thành ra người mua trong trường hợp này cũng không biết là xe đó đă bị 'salvaged' v́ DMV chưa nhận được thông báo từ hăng bảo hiểm. Lúc đó, đăng bộ xong, chủ quyền xe vẫn 'clean' nhưng đến sang năm khi đi đăng bộ xe mới th́ chuyện này mới ḷi ra.” Giám đốc Little Saigon Traffic School lư giải những rủi ro khi mua nhầm xe “phế thải.”
Ông Michael nhấn mạnh, “Người chủ xe dứt khoát phải biết chuyện xe ḿnh bị rơi vào t́nh trạng ‘salvaged’ phế thải, v́ họ chính là người nhận chi phiếu bồi thường từ hăng bảo hiểm chứ không ai khác.”
Cũng theo ông Michael, sự che giấu nguồn gốc bị đụng của chiếc xe đến mức phế thải chỉ xảy ra với những cuộc mua bán kiểu “private party', tức tự mua bán với nhau. “C̣n luật lệ của tiểu bang California dành cho những 'dealer' bán xe cũ ràng buộc chặt chẽ hơn. Nếu 'dealer' không báo cho người mua biết t́nh trạng rơ ràng của chiếc xe th́ Nha Lộ Vận có quyền coi lại bằng hành nghề của họ, v́ họ không được phép qua mặt khách hàng.”
“Như vậy hăy cẩn thận khi mua qua người 'private party.' Giá rẻ th́ nguy cơ rủi ro cũng cao hơn. Quan trọng là hiểu và nắm vững vấn đề khi đi mua xe cũ.” Ông Michael Vơ nhắn nhủ.
(Kỳ 2: Mua nhầm xe đụng đâu hư đó và việc từ bỏ trách nhiệm với xe đă bán)
Ngọc Lan/Người Việt