Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt heo rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn. Bài viết được đăng tải lại từ báo Phụ Nữ Today.
Thịt lợn
Thịt và xương lợn
Luộc thịt trong nước sôi khoảng 3 phút rồi chắt nước đổ đi, rửa lại miếng thịt mới chế biến.
Thông thường, những con lợn khỏe mạnh, được chăn nuôi “sạch” thịt sẽ rất thơm và ngon. Tuy nhiên, thị trường hiện nay bán tràn lan những con lợn được nuôi bằng cám tăng trọng vì vậy thịt lợn thường có mùi hôi. Nếu mua phải loại thịt này, bạn hãy luộc thịt trong nước sôi khoảng 3 phút rồi chắt nước đổ đi, rửa lại miếng thịt mới chế biến tiếp thành các món khác. Hoặc khi đun nấu bạn cho vào thịt 3 – 5 cọng rơm, sau khi luộc sôi vài phút thì vớt ra để ráo nước, sau đó tiếp tục chế biến món ăn, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon.
Nếu gặp phải trường hợp này, khi đun nấu ta cho vào thịt 3 – 5 cọng rơm, sau khi luộc chín cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, sau đó tiếp tục chế biến món ăn, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon.
Khi làm món thịt luộc, ta cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.
Cật lợn
Cắt quả cật làm đôi theo chiều dọc, dùng dao thái thịt lạng bỏ phần mỡ bên trong cho thật sạch để cật không bị hôi. Rửa sạch cật heo bằng chút nước lạnh pha muối, sau đó cho quả cật đã rửa sạch vào thau nước lạnh có pha chút muối và gừng để tạo độ giòn và khử mùi hiệu quả (bạn có thể thay rượu và gừng bằng dấm nhé), ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước. Lúc này bạn có thể để nguyên quả cật để luộc hay thái lát mỏng vừa ăn để xào, nấu.
Thịt bò
Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt heo rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn.
Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng bò) rồi cho lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.
Ngoài ra, các bạn có thể rửa sạch miếng thịt bò với nước rồi dùng rượu rửa lại, hoặc ngâm thịt bò trong rượu, để khoảng 15 phút, rồi xả lại bằng nước sạch, thịt bò sẽ bớt mùi và khi chế biến cũng thơm ngon hơn.
Để thịt bò thơm ngon hấp dẫn hơn, ngoài việc ướp với tỏi theo cách thông thường, bạn có thể nướng củ hành khô, bóc lớp vỏ cháy bên ngoài rồi giã hành, ướp cùng thịt bò và tỏi.
Thịt vịt
Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi.
Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Thịt cá
Sau khi đã làm sạch cá (bỏ mang, đánh vẩy, cắt vây, bỏ ruột) chúng ta dùng muối thường hoặc muối hột chà xát lên cá như thế này. Để khử mùi tanh mạnh hơn ở một số loại cá, chúng ta còn phải bỏ thật sạch màng đen, gân máu trong bụng cá nữa, rồi rửa cá kỹ lại bằng nước sạch. Muốn chắc ăn hơn, chúng ta sẽ ngâm cá trong nước vo gạo hoặc nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, cá sẽ sạch nhớt và khử được mùi tanh.
Thịt thỏ
Thịt thỏ vốn rất ngon và hấp dẫn nhưng nếu không biết cách chế biến, thịt thỏ sẽ hôi và khó ăn.
Thịt thỏ vốn rất ngon và hấp dẫn nhưng nếu không biết cách chế biến, thịt thỏ sẽ hôi và khó ăn. Vì thế, khi chế biến thỏ, chị em có thể làm như sau: Thịt thỏ sau khi được sơ chế sạch, thái miếng, rồi bóp với rượu, gừng giã nát. Như vậy thịt thỏ sẽ không con mùi hôi nữa.
PNTD