Bỗng nhiên, Phạm Quang Nghị sang thăm Mỹ, làm việc với các nghị sĩ Mỹ và quan chức Bộ Ngoại giao. Điều này gây nhiều câu hỏi trong cư dân mạng vốn quen lối suy nghĩ theo quy củ, nghĩa là theo logic thông thường trên thế giới loài người hay sử dụng.
Người ta hỏi nhau nháo nhác mà không có câu trả lời chính thức, người ta đồn đoán, nhận định, rồi cả hi vọng và thất vọng. Tại sao Phạm Quang Nghị lại có chuyến đi trái khoáy này?
Lẽ thường, anh ta chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù có là Ủy viên Bộ Chính trị đi chăng nữa, th́ cũng chỉ là một “anh đầy tớ” cấp cao trong đảng của anh ta mà thôi, chẳng có tư cách ngoại giao ngoại thớt ǵ hết. Hoặc cứ cho là có thể theo kiểu tay ngang đi nữa, th́ anh ta cũng chỉ hoạt động cho lĩnh vực và khu vực anh ta đang làm, đang ở. Nghĩa là chỉ là về những công việc của đảng hoặc là những việc chỉ liên quan đến cái Hà Nội, nơi anh ta có chức quyền mà thôi.
Chẳng hạn, anh Nghị có thể sang thăm ĐCS Mỹ (Nghe đâu vẫn c̣n mấy người là thành viên), gặp các đồng chí trong Đảng bộ CS Mỹ vùng Washington DC để bàn bạc về vấn đề Quốc tế Cộng sản đă làm và đang lâm nạn mà Hồ Chí Minh đă di chúc lại là: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lư, có t́nh”.
Hoặc anh ta sang gặp thủ lănh đảng Dân Chủ Mỹ, để t́m hiểu xem cái gọi là “Dân chủ Mỹ” nó khác cái dân chủ trên Quốc hiệu Cộng ḥa XHCNVN nó ra sao. Trong trường hợp cần thiết, th́ anh ta có thể giảng cho họ một bài học khi mà nền dân chủ của Việt Nam đă gấp vạn lần dân chủ Mỹ. Hoặc anh ta sang gặp lănh đạo đảng Cộng Ḥa, để xem cái gọi là Cộng Ḥa Mỹ nó khác cái Cộng Ḥa ở Việt Nam ra sao…
C̣n nếu với tinh thần hỏa giải hơn, th́ có thể anh ta sang Mỹ, đến gặp một Bí thư Thành ủy nào đó của Việt Tân mà hoặc thăm hỏi, ḥa giải, nhân kỷ niệm 10 năm ban hành Nghị quyết 36 về vấn đề kiều bào ra đời và “đi vào cuộc sống”. Hoặc nếu không ổn mà cần thiết th́ đấu tranh “chống khủng bố” tận sào huyệt của cái đảng mà đảng của anh đă nhiều lần trao tặng danh hiệu “Khủng bố”. Ngày xưa, Nguyễn Minh Triết đă chẳng từng sang tận nơi gặp Obama để “phân hóa nội bộ” nước Mỹ đấy thôi.
Nếu anh Nghị đi Mỹ với tư càch như trên th́ hẳn là chẳng ai thắc mắc làm ǵ, hoặc cùng lắm là anh đi thăm con, cháu đang gửi sang các nước tư bản để học xem nó giăy chết ra sao như các quan chức CS khác. Đằng này anh ta lại sang Mỹ, để làm việc với Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, rồi các nghị sĩ Mỹ... Trong các cuộc làm việc, không thấy anh ta nói về vấn đề của Hà Nội, mà to hơn, anh ta nói về các vấn đề của Việt Nam, thậm chí cả quan hệ Việt – Mỹ. Thế mới trái khoáy và cũng chính v́ thế mà người dân mới có cái để đồn thổi, đoán già đoán non. Và đa số người dân thấy choáng.
Người dân thấy choáng, bởi v́ nhiều điều.
Trước hết, bởi người dân ta, nhất là người dân Hà Nội đều biết Phạm Quang Nghị là ai.
Về cá nhân, từ Thanh Hóa bươn bả ra Hà Nội làm công tác của đảng, Phạm Quang Nghị đă có một thời được coi là ứng cử viên vào chân Tổng Bí thư Đảng CS, một ngôi vua thật sự của chế độ Cộng sản vốn vẫn lên án chế độ phong kiến là thối nát.
Thế nhưng, sự đời vốn nhiều khi không chiều ḷng người và nói theo ngôn ngữ dân gian, th́ “gieo gió, ắt phải gặt băo”. Ngay sau trận đ̣n oanh tạc hội đồng một cách man rợ và bẩn thỉu lên đầu TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bằng cách cắt xén câu nói của ngài tại UBND TP Hà Nội, trận lụt lịch sử đă nhấn ch́m Hà Nội chỉ trong một chiều mưa. Và cơn lụt lội đó, đă thể hiện được bộ máy chính quyền Hà Nội dưới tay Phạm Quang Nghị ra sao, nó có v́ dân, v́ nước như báo đài ra rả dạy đạo đức những ngày đánh TGM Hà Nội? Thực tế là sau khi dân t́nh chết cả hàng mấy chục, th́ Phạm Quang Nghị vẫn cùng đám đàn em họp để “tổng kết vấn đề tôn giáo” mà thực chất là vụ cướp hai khu đất Ṭa Khâm sứ và Thái Hà.
Hai ngày sau, ngày 2 tháng 11 năm 2008, Phạm Quang Nghị lên báo chí với lời phát biểu để đời: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm..." và đến đây, th́ sự phẫn nộ của người dân không c̣n có thể ḱm nén hơn được nữa, buộc anh ta phải xin lỗi công khai.
Những tưởng với một con người, chỉ cần vậy thôi sẽ biết rơ tâm địa, tầm mức của ḿnh có khả năng để lănh đạo hay không. Và với cái đảng “quang vinh, đạo đức” mà đưa một người như vậy cầm đầu, e rằng hơi… cùn. Nên người ta cho rằng hi vọng của anh bị dập tắt bởi không biết ai đă bóp mồm bóp miệng anh để nói ra câu đó để trả món nợ v́ đă dám “giơ chân đạp mũi nhọn”.
Về nghề nghiệp.
Nghề của anh ta là “nghề Đảng”. Trước khi về phụ trách việc đảng ở Hà Nội, anh ta là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Năm 2006 anh ta về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, th́ những năm sau đó anh ta nổi tiếng với những vụ Hà Nội dẫn đầu về t́nh trạng cướp đất tôn giáo trắng trợn để chia chác. Điển h́nh là vụ Ṭa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Có thể nói, đó là những thất bại thảm hại của chính Phạm Quang Nghị nói riêng và của Đảng CSVN nói chung những năm tháng anh ta làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Những hành động của Hà Nội đối với Công giáo thời gian qua, chỉ nói lên một điều: Chính sách khốc liệt, bạo lực, dối trá nhằm tiêu diệt Công giáo là điều không thể chối căi. Nó được thực hiện bằng những biện pháp mất nhân tính và bất chấp mọi luật lệ, luật pháp và bằng mọi giá.
Tuy nhiên, quy luật tự nhiên là vậy, sức nén càng mạnh th́ sức bật càng tăng. Ngay từ những năm 2007, chỉ một năm sau khi Phạm Quang Nghị cầm quyền những cuộc cướp bóc trắng trợn đất đai tôn giáo cho các tập đoàn phe nhóm để chia chác, đă làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ. Và hại thay cho đảng, người công giáo đă buộc phải nhận lấy trách nhiệm đi đầu trong việc chống lại độc tài cướp bóc, bằng sự đoàn kết.
Và phong trào đấu tranh bất bạo động đă thực sự được thực hiện và “đi vào cuộc sống” như một quy luật tất yếu để tồn tại.
Dưới sự lănh đạo của Phạm Quang Nghị với vai tṛ Bí thư Thành ủy, nhiều t́nh h́nh mới đă xuất hiện ở Hà Nội, thủ đô cả nước và lan rộng trong toàn quốc mấy năm qua. Nhiều sự việc lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội.
Đó là lần đầu tiên, Hà Nội đă đẩy người Công giáo kết thành một khối hàng vạn người đối diện với dùi cui, súng đạn, chó và công an cũng như các vũ khí bạo lực khác. Nhưng cũng qua đó, nhà cầm quyền Hà Nội thấy được sự dũng mănh, sự hào hùng trong việc bảo vệ Đức tin của người Công giáo Việt Nam. Họ đă bất chấp tất cả, kể cả cái chết để bảo vệ Đức tin của ḿnh, Giáo hội của ḿnh.
Lần đầu tiên, người dân Hà Nội vượt qua sợ hăi của mọi tṛ đe dọa, chia rẽ bấy lâu nay vẫn dùng đối với người dân. Người Công giáo Hà Nội được sự đùm bọc, hiệp thông không chỉ trong cả nước mà cả thế giới. Tất cả lên án một chính quyền bạo tàn và man rợ.
Lần đầu tiên, mọi tṛ thô bỉ, bẩn thỉu và hèn hạ độc ác như dùng dùi cui điện đàn áp giáo dân, xịt hơi cay vào phụ nữ trẻ em… được thi thố mà không có chút tác dụng gây sự sợ hăi nào.
Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra lời đe dọa sắt máu “sẽ dùng biện pháp mạnh sau 17h ngày 27/1/2008” nhưng đă buộc phải dừng bàn tay bạo lực nhuốm máu của ḿnh lại bởi sự hiệp thông trên toàn thế giới.
Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng con bài “Quần chúng tự phát” để dùng côn đồ bao vây tu viện, Thánh thất, nhà thơ công khai đ̣i giết người, giết các lănh đạo Giáo hội. Và thực tế th́ từ đó đám “quần chúng tự phát” đă xuất hiện và “phát huy hiệu quả” khắp nơi, buộc nhà cầm quyền phải ngày đêm luyện tập trong cả nước để “chống bạo loạn và lật đổ”.
Lần đầu tiên, ở Việt Nam, người dân biết dùng mạng Internet để chống lại cơn băo truyền thông đỏ bẩn thỉu vu cáo, hù dọa, trù dập, bịa đặt với cuộc đấu tranh của ḿnh. Giáo dân Hà Nội đă dẫn đầu trong việc tận dụng tiến bộ của mạng truyền thông quốc tế và dân sự để đấu tranh với chế độ độc tài. Chỉ với vài ba trang web, một số blog, nhưng các h́nh ảnh, tư liệu và thực chất cuộc đấu tranh chính nghĩa của ḿnh cũng như những đ̣n bẩn thỉu của nhà cầm quyền được vạch rơ, kịp thời trước dư luận thế giới. Nhiều phen làm cho thế lực cầm quyền bạo lực không kịp trở tay. Điển h́nh là màn cắt xén lời nói của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP Hà Nội bị vạch trần đă cho thấy bản chất của hệ thống cầm quyền và hệ thống tuyên truyền dối trá của nó.
Lần đầu tiên dưới thời Cộng sản, ở Hà Nội có ḍng người dài cả chục km đi dự Ṭa án xét xử mấy giáo dân v́ “tội” đă phá một hàng rào xây dựng trái phép trên đất đai của ḿnh. Đó cũng là lần đầu tiên, người Công giáo đă thực hiện quyền được biểu t́nh, quyền được đi dự các phiên ṭa công khai xử kín và các khẩu hiệu nói lên nguyện vọng của minh đă lần đầu tiên công khai xuất hiện trên đường phố Hà Nội.
Không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới, lần đầu tiên có hai vườn hoa xây dựng cấp tốc nhằm cướp đoạt bằng được đất đai của Giáo hội Công giáo khi bị bẽ găy về luật và lư. Bất chấp băo lụt và ngày đêm, hai vườn hoa hoàn thành trong một tuần. Một kỷ lục về thời gian và là kỷ lục về sự vô liêm sỉ của một nhà cầm quyền được lănh đạo bởi một đảng luôn tự xưng là “đạo đức, văn minh”.
Và cũng là lần đầu tiên, chế độ toàn trị đươc thực hiện bằng chính sách công an trị dựa trên sự sợ hăi vốn có của người dân đă bị thất bại thảm hại ngay giữa Thủ đô.
Có lẽ, với những “thành tích” lẫy lừng như vậy, Phạm Quang Nghị được sang Mỹ để nhân rộng mô h́nh này chăng?
Hà Nội, Ngày 25/7/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh
( RFA )