Tem Bưu chính Hoàng hậu Nam Phương..
- Ngày 3 tháng Hai (17 mars). Hoàng thân Bửu Liêm cùng Phủ thiếp và Hoàng tùng đệ vào Lăng Cô đón Hoàng hậu rước về Kinh đô. Khi tới cung Trú tất ở Kinh đô, Hoàng hậu trú ở cung ấy suốt ngày mồng 3, 4 và 5 tháng 2 (17, 18 và 19 mars).
- Ngày 6 tháng Hai (20 mars).
+ 9 giờ sáng đón Hoàng hậu vào Đại nội. Khi ở cung Trú tất khởi hành, Hoàng hậu đội khăn thiên thanh, mặc áo thụng thêu đỏ, có các bà Phủ thiếp, các công chúa, các bà mệnh phụ đều thịnh phục đến đón Hoàng hậu vào Đại nội. Có bốn lọng đỏ, mười lá cờ đứng giàn trước cung Trú tất.
Hoàng hậu và quí quyến ngồi trên chiếc ô tô đi giữa các ô tô khác.
Quan Đề đốc hộ thành mặc binh phục, cưỡi ngựa, có các toán lính đi theo để hộ vệ đám rước từ cung Trú tất đến cửa Chương đức.
Mé trong cửa ấy có quan Đô thống đứng đón, đưa đám rước vào cung Dưỡng tâm. Suốt hai bên đường từ cửa Chương đức đến cung Dưỡng tâm đều có cắm cờ.
+ 10 giờ rưỡi, đức Bảo Đại ngự khăn áo vàng ngự ra điện Cần chánh, có các quan nội thần đi hầu. Hoàng hậu yết kiến tại điện Càn thành. Đoạn đức Bảo Đại ngự vào điện Kiến trung, rồi Hoàng hậu lui ra cung Dưỡng tâm.
+ 11 giờ, các quan đ́nh thần, các bà mệnh phụ đều mặc áo gấm, đeo huy chương vào mừng Hoàng hậu. Các quan th́ do quan Lại bộ Thượng thư giới thiệu; các bà mệnh phụ th́ do bà Hiệp Lại giới thiệu.
+ 4 giờ chiều, Hoàng hậu vào chầu Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu.
- Ngày 8 tháng Hai (22 mars). 9 giờ sáng, Hoàng hậu đến bái yết miếu Phụng tiên. Rồi vào chầu Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu.
- Ngày 10 tháng Hai (24 mars).
+ 8 giờ sáng. Các quan Khâm mệnh làm lễ bái mệnh tại điện Cần chánh, lĩnh cờ mao tiết, có nhạc công rước kim ấn và kim thư do cửa Đại cung môn tới Thái b́nh lâu.
+ 8 giờ rưỡi. Đám rước tới Thái b́nh lâu, có Hoàng hậu đă tới đấy, sai các nội quan ra lĩnh cờ mao tiết, kim ấn cùng kim thư đặt trên bàn phủ vóc vàng để ở giữa điện ấy.
Hoàng hậu xá ba xá bái mệnh, các nội quan dâng kim ấn và kim thư, Hoàng hậu tiếp nhận dâng lên ngang trán xá ba xá để tạ ân.
Hoàng hậu giữ lấy kim ấn và kim thư, c̣n cờ mao tiết th́ giao cho các quan Khâm mệnh đem về phục mệnh tại điện Cần chánh.
+ 9 giờ. Quan quyền Toàn quyền Graffeuil, quan Khâm sứ Thibaudeau, quan Thống sứ Tholance cùng các quan chức văn pḥng các ngài vào điện Kiến trung chúc mừng Hoàng hậu.
+ 3 giờ chiều. Hoàng hậu mặc mũ áo Hoàng hậu đến bái yết tại miếu Phụng tiên. Đoạn, Hoàng hậu đến bái yết Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu. Ba Tôn cung có ban tặng phẩm và lời huấn thị.
Đoạn, Hoàng hậu đến điện Cần thành, có các quan nội thần đi theo, làm lễ xá ba xá tạ ân đức Bảo Đại.
Ngày làm lễ tấn phong Hoàng hậu này các công sở của Nam triều và các trường học đều được nghỉ một ngày. Khắp các công sở đều treo cờ, đốt đèn. Có bày các tṛ du hí trước Phu văn lâu cho công chúng xem. Ở Bắc Kỳ quan Thống sứ cũng hạ lệnh cho các công sở và các trường học đều nghỉ một ngày để tỏ ư kính mừng Hoàng thượng cùng Hoàng hậu.
Buổi tối, đức Bảo Đại đặt đại yến tại cung An định, có quan quyền Toàn quyền Graffeuil, Lưỡng tôn cung, Hoàng thái hậu, quan nguyên Phụ chánh thân thần Tôn Thất Hân, quan Khâm sứ Trung Kỳ, quan Thống sứ Bắc Kỳ, các quan Đại thần Nam triều, các viên chức Tây Nam cả thảy chừng bảy trăm người dự tiệc.
- Ngày 12 tháng 2 (26 mars). Buổi sáng, tại điện Thái ḥa có đặt lễ Đại triều hạ để các quan làm lễ mừng đức Bảo Đại về dịp Đại hôn Ngài. Đến dự có quan quyền Toàn quyền Graffeuil, quan Khâm sứ Trung Kỳ, quan Thống sứ Bắc Kỳ, quan Thống đốc Nam Kỳ cùng đông các quan chức Bảo hộ. Quan quyền Toàn quyền thay mặt đức Giám quốc Lebrun, quan Tổng trưởng Thuộc địa Pierre Laval, quan Toàn quyền thực thụ Robin cùng tất cả các người Pháp ở Đông dương tỏ lời chúc mừng đức Bảo Đại. Đức Bảo Đại đứng dậy nói mấy lời cảm ơn.
Đến các quan trong triều, các quan đại biểu quan lại các tỉnh Trung Kỳ cùng Bắc Kỳ dâng các biểu mừng rồi cùng xá ba xá.
Về dịp lễ Đại hôn của đức Bảo Đại này, đức Giám quốc Đại Pháp Albert Lebrun, quan Thượng thư Thuộc địa Pierre Laval, đều có gửi điện tín sang chúc mừng đức Bảo Đại và Hoàng hậu.
Ân chiếu về dịp lễ Đại hôn và tấn phong Hoàng hậu đă thành
Đức Bảo Đại làm lễ Đại hôn tấn phong Hoàng hậu đă thành rồi, Ngài có ban ân chiếu như sau này:
Chiếu ban ngày 12 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 9 (26 mars 1934)
Vâng mệnh Trời, dấy vận nước, Hoàng đế xuống chiếu rằng:
Giữa vũ trụ xây nên trời đất, có mặt trăng đối chiếu với mặt trời; chốn cung vi lập đạo cương thường, ngôi Hoàng hậu sánh vai cùng Hoàng đế. Lễ nên tôn quí là lẽ thiên nhiên.
Trẫm tuân theo Ư chỉ của ba Tôn cung, định lập Nội cung để có người nội trợ, nhưng muốn lựa một người học thức hoàn toàn, hiền đức có tiếng, sách lập liền làm Hoàng hậu, để chính vị trong cung.
Người ấy là Nguyễn Hữu Thị Lan, quán ở Nam Kỳ, con nhà khuê tú, có danh giá ở trong Lục tỉnh.
Xứ Nam Kỳ là đất khánh nguyên của các bà Hoàng hậu tiên triều, cho nên người của Trẫm chọn đây, là một người đứng đắn, đă từng du học bên quí Pháp quốc lâu năm, kiến thức rộng răi, học hạnh kiêm toàn, nên dung ḥa được văn hóa của Âu và Á, Trẫm biết chắc người này đáng làm hiền phối cho Trẫm ở ngôi Chánh hậu trong cung.
Trẫm đă thỉnh mạng ba Tôn cung du doăn rồi. Ngày 21 tháng giêng đă xuống dụ cho biết việc Trẫm lập Hậu; ngày mồng một tháng này đă kỳ cáo Liệt miếu; ngày mồng 6 đưa vào Cung; ngày mồng 10 đă phái Mệnh quan đệ kim sách, kim bửu tấn phong làm Hoàng hậu rồi.
Nay đại lễ đă thành, hồng ân ban bố, có các khoản thi ân và thích giảm sẽ do các bộ sở quan thương thỏa công bố thi hành.
Đạo sinh thành quẻ Khôn đối với quẻ Càn, chữ “Quí quí” cũng thể theo kinh Dịch; nền phong hóa việc nhà suy ra việc nước, thơ “Quan quan” là chép trước kinh Thi. Vậy nên bá cáo mọi người cùng hay.
Khâm tai!
Qua trên ta thấy trong việc cưới, chỉ có Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn đă mạnh dạn “phá lệ”:
1. Chúng ta đều biết, các vị vua tiền triều đều có lệnh cấm rất khắc nghiệt mọi sự hoạt động của các thừa sai, tùy từng thời mà mức độ đàn áp có khác nhau, đôi lúc “gặp đâu giết đó”; những người tin nghe, nhẹ lắm cũng phải bị nhục h́nh bằng cách thích chữ “tả đạo” lên trán! Nay Bảo Đại chọn cô Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo Cơ Đốc, lại là “đạo ḍng” làm vợ, nên triều đ́nh không thể không phản đối. Nhưng ông bất chấp, quyết vượt mọi rào cản của những người trong hoàng tộc, đến mức lớn tiếng: “Cưới vợ cho Trẫm, hay cho triều đ́nh?”.
2. Kể từ khi Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến 12 đời vua nối tiếp, các vị chỉ phong cho vợ tước vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu. Nhưng vua Bảo Đại th́ khác, ông không ngần ngại tấn phong Hoàng hậu cho vợ ngay trong lễ cưới đúng như yêu cầu trước đó của gia đ́nh bên vợ; bà vẫn được theo đạo Chúa; và các con khi sinh ra đều phải rửa tội theo đạo của mẹ. C̣n vua th́ được giữ đạo cũ là Phật giáo. Do Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan (hay Mariette Jeanne hoặc Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào) “có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái phương Nam, thùy mị và quyến rũ”, nên nhà vua đặt cho danh hiệu Hoàng hậu là Nam Phương.
Hoàng hậu Nam Phương trong triều phục.
Vấn đề lập ngôi Hoàng hậu, ngoài những áp lực từ bên ngoài (gia đ́nh bên vợ và các quan chức người Pháp – cụ thể, tác giả của kịch bản này chính là ông Charles, cựu khâm sứ Pháp, cha nuôi của Bảo Đại, người “bảo trợ” hoàng đế suốt những năm học tập ở Pháp), ta có thể truy t́m duyên cớ để nghiệm giải thêm chuyện hết sức tế nhị này:
Vua Gia Long có rất nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ. Truyền rằng chính thức có đến 17, 18 bà. Sống giữa một tập thể nữ giới rần rần như vậy chắc ông đă gặp không biết bao nhiêu là rắc rối! Theo tiết lộ của một quan chức người Pháp khá thân cận với Ngài là Michel Chaigneau (quan đại thần, được vua Gia Long ban cho tên Việt là Nguyễn Văn Đức), th́ vua rất ngao ngán cái đám nữ giới này, thậm chí ông c̣n gọi họ là “một lũ quỷ sứ” th́ quả t́nh trạng nơi thâm cung tồi tệ biết chừng nào! Phải chăng đó chính là nguyên nhân? Kinh nghiệm thực tiễn này nhà vua không thể không nghiêm dạy trong nội bộ hoàng tộc, và bản thân ông cũng như các vị nối ngôi – ngoại trừ Bảo Đại – đều không lập Hoàng hậu.
Như vậy việc vua Bảo Đại cưới vợ là người Công giáo, và lập ngôi Hoàng hậu ngay trong lễ cưới là những h́nh thức phá lệ tích cực, rất đáng ghi nhận, coi như triều đ́nh đă chính thức xóa bỏ sự kỳ thị giữa lương và giáo; “mở bửng” để người dân quen dần với nếp sống văn minh phương Tây, mà hơn hết là tôn vinh người phụ nữ.
*Cho đến nay người dân vẫn cảm mến đức độ và luôn thể hiện sự tôn kính đối với hai vị Hoàng hậu triều Nguyễn (đều người tỉnh Tiền Giang nay): bà Từ Dụ (hay Từ Dũ, tên thật Phạm Thị Hằng 20.6.1810 – 12.5.1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, và bà Nam Phương (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 14.12.1914 – 16.12.1963), vợ vua Bảo Đại, người đă chủ tọa Tuần lễ vàng ủng hộ Cách mạng Tháng tám năm 1945, và từng gửi thông điệp cho bạn bè trên thế giới yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp ở Việt Nam.
DV