Những biện pháp trừng phạt chống lại Nga của các nước phương Tây và đ̣n trả đũa của Moscow nhằm vào các nước Châu Âu không làm xă hội Nga bị chia rẽ. Đây là kết quả của một cuộc thăm ḍ dư luận do Trung tâm Thăm ḍ Dư luận toàn nước Nga (VCIOM) tiến hành theo yêu cầu của Trung tâm Phân tích Chính trị của hăng tin ITAR-TASS hồi tháng 8.
Ảnh minh họa
Có khoảng 1.660 người từ một nửa các khu vực trên toàn nước Nga tham gia vào cuộc thăm ḍ dư luận vừa được công bố kết quả nói trên.
Cụ thể, các kết quả cho thấy, hầu hết người Nga nh́n nhận t́nh h́nh khó khăn hiện nay với một sự thông hiểu và không quá để tâm đến cuộc chiến trừng phạt hiện nay giữa Nga với Mỹ và phương Tây.
Cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy, có đến 92% những người được hỏi đă không để ư đến tác động của những biện pháp trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt lên Nga. Chỉ có 4% thực sự chú ư đến vấn đề tăng giá trong nước – hậu quả từ đ̣n trừng phạt của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU).
Khoảng 84% người được hỏi đă trả lời rằng, họ hoàn toàn ủng hộ việc Nga tung ra đ̣n trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ Mỹ, các nước EU và một số nước khác. Trong đó, chỉ có 9% là không đồng ư với biện pháp đáp trả của Moscow. Các coogn dân đến từ thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg chiếm khoảng 17% trong số những người thường xuyên đưa ra câu trả lời tiêu cực đối với các biện pháp trả đũa của Nga.
Đ̣n trả đũa Mỹ và phương Tây của Nga không bị đánh giá dưới cái nh́n tiêu cực. Ngược lại, hầu hết người Nga lại nh́n theo khía cạnh tích cực của vấn đề. Những người tham gia cuộc thăm ḍ dư luận tin rằng, các sản phẩm thực phẩm của Nga tốt hơn của nước ngoài hoặc có chất lượng tương đương, v́ thế, lệnh cấm các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ Mỹ và phương Tây có thể giúp phát triển sản xuất nền nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ở trong nước. Đây là điều có lợi cho người tiêu dùng.
Cuộc thăm ḍ của VCIOM cũng cho kết quả, khoảng 32% người được hỏi nói rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chủ yếu là nhằm t́m cách “làm suy yếu nước Nga, ḱm kẹp sự phát triển của nước Nga và gây phương hại đến ảnh hưởng của Nga trên sân khấu toàn cầu”. 14% người tham gia cuộc điều tra khẳng định rằng, các nước Phương Tây đang theo lệnh của Washington. Trong khi đó, 13% người dân Nga tin rằng Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga chỉ “để t́m cách chứng minh ảnh hưởng của họ và bắt Nga phải tuân lệnh họ”.
“Những đ̣n trừng phạt thương mại của phương Tây không chỉ nhằm vào người dân thường mà chủ yếu là nhằm vào doanh nghiệp lớn. Đó là lư do tại sao hầu hết người dân Nga không cảm nhận thấy ảnh hưởng của những biện pháp chống lại Nga đó”, Giám đốc Viện Các vấn đề Toàn cầu hóa – ông Mikhail Delyagin đă b́nh luận như vậy về kết quả cuộc thăm ḍ dư luận của VCIOM.
“Về t́nh trạng tăng giá cả thực phẩm, lương thực, đó là do Moscow đă không tính toán kỹ khi tung ra đ̣n trả đũa nhằm vào Mỹ và phương Tây. Trước hết, các công ty độc quyền cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi có t́nh trạng một số công ty t́m cách tăng giá sản phẩm dù những mặt hàng của họ không có mặt trong danh sách trừng phạt của Nga. Thứ hai, cần phải tạo ra một quy chế thương mại đặc biệt ở những khu vực của Nga như vùng cận tây Kaliningrad ở khu vực biển Baltic và bán đảo Crimea”, chuyên gia Delyagin cho hay.
Cũng theo vị tiến sĩ kinh tế, “nhiều danh mục sản phẩm thực phẩm từ phương Tây đă được thanh toán trước khi các đ̣n trả đũa của Nga được tung ra và những mặt hàng này sau đó đă không được chuyển giao đến cho các khách hàng Nga. Kết quả là các doanh nghiệp Nga mất nhiều tiền và họ quyết định tăng giá để bù đắp cho tổn thất đó”.
“Nói chung, thái độ b́nh thản của người Nga đối với các biện pháp trừng phạt của phương Tây đă cho thấy một thực tế rằng, người dân Nga hiểu rơ về việc Mỹ cùng Liên minh Châu Âu ‘trừng phạt’ Nga không phải v́ nước này làm sai trong t́nh h́nh liên quan đến các sự kiện ở nước láng giềng ở Ukraine, mà chính xác là v́ Moscow đă cư xử đúng đắn”, ông Mikhail Delyagin nói thêm.
Cuộc chiến các biện pháp trừng phạt hiện nay là do Mỹ và phương Tây châm ng̣i.
Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đă gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng. Bất chấp những lời bác bỏ mạnh mẽ của Nga về sự can dự vào t́nh h́nh khủng hoảng ở Ukraine cũng như bất chấp việc phương Tây không đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh cho các cáo buộc của họ nhằm vào Moscow, Mỹ và EU vẫn quyết liệt theo đuổi chính sách trừng phạt. Phương Tây đă liên tiếp tung ra các đ̣n trừng phạt với mức độ ngày một mạnh mẽ, gây ảnh hưởng ngày một lớn đến nền kin tế Nga. Moscow đă có đ̣n trả đũa đầu tiên bằng lệnh cấm nhập khẩu nông sản, thực phẩm từ Mỹ và Châu Âu trong ṿng một năm.
Giới chuyên gia phân tích và chính khách Châu Âu đă nhiều lần nhắc nhở rằng, EU không thể theo chân Mỹ để trừng phạt Nga bởi họ ở hai chỗ đứng hoàn toàn khác nhau trong mối quan hệ với Nga. Trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Nga không phụ thuộc vào nhau nhiều và giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước không lớn th́ quan hệ giữa EU và Nga hoàn toàn khác hẳn. EU và Nga phụ thuộc rất lớn vào nhau. Giá trị trao đổi thương mại song phương giữa hai bên gấp hơn 10 lần so với Mỹ. Hơn nữa, các nước thành viên EU lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng từ Nga. Ước tính, Liên minh Châu Âu phụ thuộc đến hơn 30% khí đốt và dầu mỏ của Nga trong khi khu vực này vẫn chưa có được mấy thành công trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng.
Trừng phạt kinh tế Nga cũng chẳng khác nào giáng đ̣n xuống nền kinh tế đang không mấy sáng sủa của Liên minh Châu Âu. Hậu quả là cuộc chiến trừng phạt hiện nay đang gây đau đớn, tổn thương cho cả Nga và Châu Âu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)(VnMedia)