Phương pháp được IMF sử dụng để đưa ra kết luận trên là ngang giá sức mua, còn theo phương pháp quy đổi tỷ giá, Trung Quốc cần tạo ra hơn 6,5 nghìn tỷ USD nữa để vượt qua Mỹ.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng cần lưu ý, phương pháp được IMF sử dụng để đưa ra kết luận trên là ngang giá sức mua (PPP).
Theo logic thông thường, giá cả không đồng nhất ở những quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, một chiếc áo bán tại Thượng Hải sẽ có giá thấp hơn khi bán tại San Francisco. Vì vậy, sẽ không hoàn toàn hợp lý khi so sánh các quốc gia khác nhau mà không tính đến sự khác biệt này. Mặc dù trung bình mỗi người Trung Quốc có thu nhập thấp hơn nhiều so với người dân tại Mỹ, nhưng việc quy đổi đơn thuần thu nhập từ đồng nhân dân tệ sang đô-la Mỹ sẽ định lượng sức mua của người Trung Quốc thấp hơn giá trị thực tế. Chỉ số
Big Mac của
The Economist là ví dụ điển hình chứng minh cho sự chênh lệch này.
Vì vậy, IMF đã sử dụng cả hai phương pháp tính: bằng tỷ giá hối đoái hiện hành và ngang giá sức mua (PPP).
Theo cách tính dựa trên PPP thì hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về quy mô và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tính theo ngang giá sức mua, theo IMF Trung Quốc đã vượt qua Mỹ
và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới - Nguồn: IMF
Theo IMF, vào cuối năm nay, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chiếm 16,48% GDP toàn cầu tính theo PPP (với quy mô 17,632 nghìn tỷ USD), còn Mỹ sẽ chỉ chiếm 16,28% GDP toàn cầu tính theo PPP (với quy mô 17,416 nghìn tỷ USD).
Tuy nhiên tính theo tỷ giá hối đoái hiện hành, Mỹ vẫn tạo ra khoảng cách
khoảng 6,5 nghìn tỷ USD đối với Trung Quốc - Nguồn: IMF
Tuy nhiên, không phải chỉ có toàn những tin tức xấu dành cho Mỹ. Bởi theo phương pháp tính bằng tỷ giá hối đoái trên thị trường, Mỹ vẫn tạo ra khoảng cách ổn định với Trung Quốc. Theo cách tính này, Trung Quốc cần tạo ra hơn 6,5 nghìn tỷ USD nữa để vượt qua Mỹ về quy mô nền kinh tế.
Nguồn Theo DVO/ Business Insider