TTO - Giới chuyên gia y tế nhận định phương pháp truyền máu cổ điển có thể cứu tính mạng của nữ y tá gốc Việt Nina Phạm, người đang chiến đấu chống lại vi rút Ebola.
Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm bị nhiễm vi rút Ebola. - Ảnh: Dallas Morning News
Truyền máu cứu người
Theo báo Washington Post, hồi cuối tháng 7 bác sĩ Mỹ Kent Brantly đối mặt với tử thần v́ nhiễm vi rút Ebola. Một thông tin ít được báo giới chú ư là bác sĩ Brantly đă được truyền máu của một cậu bé 14 tuổi từ Liberia mới khỏi bệnh Ebola.
Sau đó anh cũng được điều trị bằng thuốc thử nghiệm ZMapp. Vài tháng sáu, bác sĩ Brantly hoàn toàn phục hồi.
Giờ Brantly hiến máu để truyền cho nữ y tá gốc Việt 26 tuổi Nina Phạm ở Dallas, Texas.
Trước Nina Phạm, bệnh nhân Richard Sacra và nhà báo Mỹ Ashoka Mukpo đều đă được truyền máu tương tự.
Ông Sacra hồi phục trong khi nhà báo Mukpo cho biết ông cũng đang khỏe lại.
Phương pháp truyền máu một người từng khỏi bệnh, trong máu có kháng thể, cho một bệnh nhân khác là liệu pháp đă được sử dụng từ nhiều thập kỷ qua và đây có thể sẽ là cách để cứu Nina Phạm.
“Truyền máu là phương pháp nằm trong danh sách của chúng tôi và đă từng được sử dụng để chống nhiều dịch bệnh - một người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết - Đây là cách phổ biến từ lâu nay”.
Bác sĩ Peter Piot thuộc Trường Y tế nhiệt đới London, người phát hiện ra vi rút Ebola năm 1976, cho biết ngay từ khi đó truyền máu là liệu pháp được các chuyên gia sử dụng để chống chọi vi rút tử thần. Một nhà nghiên cứu người Anh khi đó đă được truyền máu để trị Ebola và sống sót.
Nina Phạm được truyền máu để chống chọi vi rút. - Ảnh: Dallas Morning News
Có rủi ro
Tuy nhiên các chuyên gia y tế thừa nhận liệu pháp truyền máu có nhiều rủi ro.
Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh lan qua đường máu như HIV hay viêm gan siêu vi C. Một vấn đề khác là giới y học chưa thật sự xác định rơ mức độ hiệu quả của phương pháp này.
Năm 1999, Tạp chí Bệnh truyền nhiễm công bố nghiên cứu cho thấy tám trường hợp bênh nhân nhiễm Ebola ở Kikwit, Congo năm 1996 và được truyền máu của người sống sót sau dịch Ebola. Chỉ có một bệnh nhân thiệt mạng.
Dù sao đi nữa, WHO cho rằng truyền máu có lẽ là một trong những cách thức tốt nhất ở thời điểm hiện tại để chống bệnh Ebola.
“Chúng tôi đồng ư rằng liệu pháp truyền máu có thể được triển khai rộng răi để chống Ebola” - người phát ngôn WHO Marie-Paule Kieny nhấn mạnh.
Các bác sĩ Mỹ hi vọng Nina Phạm cũng sẽ vượt qua căn bệnh nguy hiểm này sau khi được truyền máu của bác sĩ Brantly.
Tổng thống Mỹ yêu cầu tăng cường nỗ lực chống Ebola
Theo AFP, Trung tâm Kiểm soát và pḥng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) mở cuộc điều tra nguyên nhân nữ y tá Nina Phạm bị nhiễm vi rút Ebola.
CDC đă mở chiến dịch đào tạo cho các nhân viên y tế cách pḥng vệ và sử dụng thiết bị bảo hộ. CDC cho rằng tất cả các bệnh viện ở Mỹ đều phải chuẩn bị đối phó với việc chữa trị cho bệnh nhân Ebola.
Tổng thống Mỹ Barack Obama họp với các chuyên gia y tế trong nước để thảo luận nỗ lực ngăn chặn Ebola. Ông cho rằng các nước cần tăng cường nỗ lực hỗ trợ Tây Phi chống dịch, bao gồm việc xây dựng các cơ sở y tế ở những nước có dịch nghiêm trọng nhất.
NGUYỆT PHƯƠNG