Mỹ ghi nhận trường hợp thứ 2 nhiễm virus Ebola
Mới đây, một nhân viên y tế ở bang Texas (Mỹ) - đồng nghiệp của nữ y tá gốc Việt Nina Phạm - cũng được chẩn đoán dương tính với virus Ebola.
Trước đó, nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Giáo hội Texas (thành phố Dallas, bang Texas) cũng đă tham gia điều trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola được phát hiện trên đất Mỹ - người đă tử vong vào tuần trước sau khi được chẩn đoán nhiễm Ebola. Ngay sau khi có dấu hiệu sốt và được phát hiện nhiễm Ebola, nhân viên y tế này đă lập tức được cách ly vào ngày 14.10 (theo giờ địa phương).
Nhân viên y tế thứ 2 được chẩn đoán nhiễm Ebola tại Mỹ.
Thông tin về nhân viên y tế thứ 2 nhiễm virus Ebola khiến nhiều người quan ngại về khả năng ứng phó với dịch bệnh Ebola trên toàn thế giới.
Trước đó, nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Phạm bị nhiễm Ebola cũng v́ chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại Mỹ. Hiện tại, 75 người ở Dallas từng tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola được phát hiện trên đất Mỹ vẫn đang được giám sát chặt chẽ.
Trong khi Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola, t́nh h́nh tại Tây Phi cũng ngày một nghiêm trọng. Hơn 4.000 người đă thiệt mạng do nhiễm Ebola kể từ đầu năm nay. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trong ṿng vài tháng tới, mỗi tuần có tới 10.000 ca nhiễm Ebola mới tại 3 quốc gia tâm dịch gồm Sierra Leone, Liberia và Guinea.
Liên Hợp Quốc ngày 14/10 cũng đưa ra cảnh báo, thế giới đang đối mặt với nguy cơ bị thất bại trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola, khi các nỗ lực quốc tế hiện không đáp ứng đủ công tác pḥng chống dịch bệnh. Trong bài phát biểu được truyền từ Thủ đô Accra, Ghana tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, ông Anthony Banbury, người đứng đầu Phái bộ Liên Hợp Quốc phản ứng khẩn cấp với dịch Ebola cho biết, virus Ebola đang vượt khỏi sự kiểm soát trong cuộc chiến chống đại dịch này.
(Tổng hợp)
Theo
Trang Đỗ / MASK Online
Đồng nghiệp của nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Pham cũng bị nhiễm Ebola
(TNO) Một nhân viên y tế ở bang Texas (Mỹ), đồng nghiệp của nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Pham bị nhiễm Ebola, cũng bị nhiễm loại vi rút chết người này.
Nhân viên y tế trên làm việc tại Bệnh viện Giáo hội Texas (thành phố Dallas, bang Texas), bị nhiễm Ebola sau khi điều trị cho ông Thomas Eric Duncan, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện nhiễm Ebola ở Mỹ, Sở Y tế bang Texas ngày 15.10 cho biết, theo Reuters.
Nhân viên y tế này ngay lập tức được cách ly sau khi có dấu hiệu sốt vào ngày 14.10, theo Sở Y tế bang Texas.
Trước đó, nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Pham bị nhiễm Ebola cũng v́ chăm sóc cho ông Duncan. Được biết, 76 người ở Dallas từng tiếp xúc với ông Duncan vẫn đang được giám sát chặt chẽ.
Mỹ quan ngại dịch bệnh Ebola lây lan và thiết lập một đội phản ứng nhanh nhằm hỗ trợ các bệnh viện kịp thời khi phát hiện một ca mới nhiễm Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14.10 cảnh báo số ca nhiễm Ebola ở Tây Phi sẽ vượt trên 9.000 người trong tuần này và dịch bệnh Ebola tiếp tục lây lan rộng khắp ở các quốc gia Guinea, Sierra Leone và Liberia. WHO cảnh báo, ước tính từ nay đến tuần đầu tiên của tháng 12.2014, mỗi tuần sẽ có thêm 5.000 - 10.000 ca mới nhiễm Ebola, theo Reuters.
Dịch bệnh Ebola bùng phát và lan rộng các nước Tây Phi kể từ tháng 3.2014, khi đó ca đầu tiên nhiễm Ebola được phát hiện tại Guinea. Hiện chỉ có vắc xin và thuốc thử nghiệm điều trị Ebola, theo Reuters.
Nữ y tá Nina Pham mắc Ebola là ca nhiễm Ebola thứ hai xảy ra ở bên ngoài Tây Phi. Trước đó, nữ y tá Teresa Romero ở Tây Ban Nha cũng bị nhiễm Ebola sau khi điều trị cho một nhà truyền giáo nhiễm vi rút được đưa về nước từ Sierra Leone và đă tử vong. T́nh h́nh sức khỏe bà Romero đến ngày 14.10 đă có dấu hiệu hồi phục, theo Reuters.
Phúc Duy
TN