Martin Clark, 68 tuổi, đă được phát hiện trong căn hộ sang trọng của ông cạnh băi biển Patong, Phuket, Thái Lan vào hôm thứ Năm vừa qua. Theo cảnh sát, ông đă chết cách đó ít nhất 3 ngày. Thái Lan lo ngại ông này đă tử vong v́ virus Ebola.
Martin Clark đă tới Nigernia trước khi trở về Thái Lan
Vụ việc đă thu hút sự chú ư của các nhà chức trách, bởi gần đây ông Clark đă tới Nigeria - quốc gia từng có dịch Ebola - và đă ngất xỉu trong những ngày trước khi qua đời. Các cuộc kiểm tra khẩn cấp đang được tiến hành nhằm xác định nguyên nhân tử vong của ông Clark.
Các nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm Ebola cao nhất (Ảnh EAP)
Bác sỹ Kajornsak Kaewjarat, trưởng Văn pḥng Y tế công cộng tỉnh Phuket cho biết: “Ông Clark đă tới Nigeria và trở về Phuket vào ngày 7-10. Thường th́ hành khách qua sân bay sẽ phải được kiểm tra, tuy nhiên đă không có báo cáo bất thường nào. Chúng tôi có trách nhiệm phải xác định chính xác nguyên nhân tử vong, v́ thế chúng tôi đă gửi một đội công tác tới nhà nạn nhân.”
Bất cứ ai từng tiếp xúc với ông Clark trong những ngày trước khi qua đời đă được cảnh báo phải để ư tới các triệu chứng khả nghi trong ṿng 21 ngày sau đó.
Tuy nhiên, các bác sỹ nhận định rằng có ít khả năng ông Clark chết v́ Ebola, bởi trước đó ông đă được chẩn đoán là có vấn đề về tim.
Nguy cơ lây nhiễm Ebola ở Châu Á
Mặc dù nhiều chính phủ đă đưa ra các kế hoạch ứng phó, tăng cường quan sát tại sân bay và xem xét các biện pháp cách ly hoặc theo dơi trong ṿng 21 ngày, các chuyên gia y tế vẫn lo ngại những khu vực kém phát triển đang đối mặt với nguy cơ dịch bùng phát và khó kiềm chế.
Tại những nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines hay Indonesia, vẫn c̣n nhiều người sống trong cảnh nghèo khổ, chen chúc trong các khu ổ chuột và một hệ thống y tế yếu kém không được hỗ trợ kinh phí.
Do đó, những nguy cơ bị Ebola xâm nhập là rất rơ. Chính phủ Philippines cho biết có khoảng 1.700 lao động người Philippines đang làm việc tại ba nước Tây Phi có dịch là Liberia, Sierra Leone và Guinea, đó là chưa kể 100 binh sĩ tham gia lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc đang trú đóng tại Liberia
Y bác sỹ thực tập chống dịch Ebola tại
Trung tâm Y khoa quốc gia ở Seoul (Hàn Quốc) - Ảnh: NMC
Bác sĩ Antony Leachon, chủ tịch công đoàn bác sĩ Philippines, âu lo: “Chúng tôi có 10 triệu lao động đi làm ở khắp thế giới nên nguy cơ dịch Ebola là có”.
Mới đây, người phát ngôn Bộ Y tế Philippines Lyndon Lee Suy cho biết sẽ cách ly 21 ngày với các công dân Philippines trở về từ vùng dịch, nhưng ông cũng lúng túng không biết “ai sẽ trả chi phí y tế đó”.
Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore Dale Fisher nói các chính phủ trong khu vực cần đào tạo nhân viên y tế chuyên về xử lư dịch bệnh Ebola và cần hỏi thông tin lịch sử đi lại ngay lập tức đối với những người có các triệu chứng của bệnh.
Ông Fisher cũng nói dịch Ebola có thể được kiểm soát nếu người nhiễm bệnh nhanh chóng bị cách ly và t́m ngay những người có thể đă tiếp xúc với bệnh nhân. Ông lấy ví dụ của Nigeria, nước vừa tuyên bố sạch dịch Ebola.
Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại là nhiều người có thể nói dối về lịch tŕnh của ḿnh hoặc uống các loại thuốc thông thường để giảm sốt tức thời nhằm tránh các biện pháp phát hiện tại cửa khẩu.
Công bố những đoạn video tư liệu hiếm về dịch Ebola năm 1976
Trước sự bùng phát đại dịch Ebola ở các nước Tây Phi với hơn 10.000 ca nhiễm bệnh, 5.000 ca đă tử vong, một tờ báo ở Bỉ vừa công bố những đoạn video tư liệu hiếm từ năm 1976, khi loại virus chết người lần đầu được phát hiện tại Congo, khi đó có tên là Zaire.
Ba đoạn tư liệu quư hiếm này vừa được Viện Y khoa Nhiệt đới đưa ra và được công bố trên tờ báo Het Laatste Nieuws của Bỉ hôm thứ Ba vừa qua.
Năm 1976, một nhóm các nhà nghiên cứu do nhà khoa học người Bỉ Peter Piot đă tới ngôi làng hẻo lánh Yambuku thuộc nước Cộng ḥa Zaire (nay là Cộng ḥa dân chủ nhân dân Congo).
Nhóm nghiên cứu tới châu Phi để t́m hiểu về virus Marburg, một loại virus gây sốt xuất huyết được phát hiện trước đó vài năm. Thế nhưng, loại virus mà họ t́m thấy lại chính là virus Ebola mà chúng ta biết ngày nay. Virus được đặt tên theo tên con sông nhỏ chảy gần làng Yambuku.
Trong các đoạn video là cảnh các nhà nghiên cứu chăm sóc cho những người dân làng bị nhiễm Ebola. Họ đeo mặt nạ chống độc và mặc trang phục màu trắng, tương tự như những bộ đồ bảo hộ ngày nay, sau đó đốt hết những thứ này để ngăn dịch bệnh lây lan.
Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ mang mẫu xét nghiệm của một người chết v́ nghi nhiễm Ebola (Nguồn: rt.com)
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal mới diễn ra trong tháng 10, tiến sĩ Piot cho biết: "Một căn bệnh không rơ nguồn gốc hay cách lây truyền thật sự rất đáng sợ. Bạn tự hỏi, nó lây lan bằng cách nào? Qua vết muỗi đốt, thức ăn, nước, những cái bắt tay, thậm chí quan hệ t́nh dục - những cách thông thường?"
Bản tin năm 1978 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng có nhắc tới virus Ebola: "Trường hợp đầu tiên mắc bệnh là một thầy giáo 44 tuổi làm việc tại một trường học. Người này đă giả vờ ḿnh là bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện ở Yambuku ngày 26-8-1976 với một căn bệnh khá giống sốt xuất huyết."
Sau cái chết của người đàn ông này vào tháng 9, chín trường hợp khác cũng được phát hiện trong tuần đầu tiên của tháng. Trong đợt bùng phát này, 280 người trên tổng số 318 ca mắc bệnh được ghi nhận đă tử vong.
Từ năm 1976, đă có vài lần dịch Ebola bùng phát, với lần nghiêm trọng nhất đang diễn ra tại Tây Phi hiện nay. Theo WHO, tính tới thứ Năm tuần này, đă có 10.141 ca mắc bệnh và 4.922 người đă tử vong.
Tám nước Tây Phi đă bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó Liberia, Guinea và Sierra Leone chịu thiệt hại nặng nề nhất. Virus Ebola lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể. Những người nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, đau họng, nôn, tiêu chảy, xuất huyết nội và xuất huyết ngoại trong ít nhất 2 ngày từ sau khi virus xâm nhập.
Theo WHO, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh trong đợt bùng phát này là khoảng 50%, và tỉ lệ này dao động từ 25 đến 90% trong các đợt bùng phát trước đó.