(VnMedia) - Ngày hôm trước Bộ Tài chính Pháp nói rằng chưa có đủ điều kiện để họ tiến hành bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga, th́ ngay ngày hôm sau có tin Bộ Quốc pḥng Pháp lại đang chuẩn bị hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng này. Những thông tin mâu thuẫn ngay trong nội bộ giới lănh đạo Pháp trên đă khiến người ta đặt câu hỏi phải chăng Paris đang áp dụng "chiến thuật nghi binh" với các đồng minh phương Tây.
Tàu chiến lớp Mistral
Một nguồn tin trong phái đoàn Pháp tham dự triển lăm Euronaval 2014 ngày hôm qua (31/10) tiết lộ, Bộ Quốc pḥng Pháp đang chuẩn bị hoàn tất mọi nghĩa vụ trong hợp đồng đă kư với Nga về việc bàn giao siêu tàu chiến lớp Mistral.
“Các cơ quan chính phủ và Bộ Quốc pḥng Pháp có quan điểm khác nhau về việc thực hiện hợp đồng bán tàu chiến lớp Mistral cho Hải quân Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc pḥng Pháp nhấn mạnh rằng hợp đồng đó cần phải được hoàn tất”, nguồn tin trong phái đoàn Pháp tham dự triển lăm Euronaval 2014 cho hay.
Trước đó, xưởng đóng tàu STX của Pháp thông báo rằng, 4 tàu đổ bộ của họ đă được chuyển lên boong tàu của tàu sân bay Vladivostok. Tất cả những con tàu đổ bộ này sẽ được bàn giao cho Nga cùng với siêu tàu chiến lớp Mistral.
Những phát biểu mới nhất nói trên của phía Pháp khiến thông tin về hợp đồng tàu chiến lớp Mistral trở nên nhiễu loạn. Rất nhiều nguồn thông tin mâu thuẫn nhau đă được đưa ra và những thông tin này xuất hiện gần như đồng thời chỉ trong mấy ngày gần đây. Chính v́ thế, người ta chẳng biết thông tin nào là chính xác và nên tin nguồn tin nào.
Cách đây 2 ngày, báo chí Nga rộ lên tin về việc Pháp sẽ chuyển giao chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho Moscow đúng thời hạn được đưa ra hợp đồng, tức là vào ngày 14/11 tới. Thậm chí, đích thân Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin – người trực tiếp chỉ đạo ngành công nghiệp quốc pḥng của Nga, thậm chí c̣n cho biết, tập đoàn vũ khí quốc gia Nga - Rosoboronexport đă nhận được giấy mời đến Saint-Nazaire vào ngày 14/11 tới để tham dự lễ bàn giao chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên - Vladivostok. Tuy nhiên, chỉ đúng một ngày sau, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin đă lên tiếng phủ nhận thông tin về việc họ sẽ bàn giao tàu chiến cho Nga đúng thời hạn được đưa ra trong hợp đồng, nói rằng các điều kiện chưa được đáp ứng để họ tiến hành hoạt động chuyển giao.
Việc giới chức Pháp đưa ra các thông tin mâu thuẫn nhau về việc bàn giao tàu chiến cho Nga cho thấy, có vẻ như nội bộ Pháp đang mâu thuẫn trong vấn đề này. Hoặc có khả năng, Pháp đang áp dụng chiến thuật nghi binh với phương Tây, để phương Tây tin rằng Paris sẽ thực hiện theo mong muốn của họ là hủy bỏ hợp đồng với Nga. Trên thực tế, Pháp sẽ tiến hành bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga để tránh những tổn thất nặng nề mà họ sẽ phải gánh chịu nếu phá hợp đồng giữa 2 bên.
Hợp đồng mua hai tàu lớp Mistral trị giá 1,12 tỉ euro (1,6 tỉ USD) đă được tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga – Rosoboronexport kư với tập đoàn DCNS của Pháp hồi tháng 6 năm 2011. Chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok dự kiến được chuyển giao vào đầu tháng 11 này trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm 2015.
Hợp đồng với Pháp là thỏa thuận mua vũ khí nước ngoài đầu tiên của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh và nó được Tổng thống Pháp khi đó là ông Sarkozy ca ngợi là một bước đi quan trọng trong mối quan hệ Nga-Pháp. Pháp cũng trở thành nước thành viên NATO đầu tiên cung cấp vũ khí cho Nga. Hợp đồng này đă tạo ra việc làm cho khoảng 1.000 người ở các xưởng đóng tàu của Pháp. Mỹ và phương Tây đă ra sức ép Pháp phải hủy bỏ hợp đồng cung cấp tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
V́ giá trị kinh tế to lớn của hợp đồng này, Pháp đang bị rơi vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thỏa măn mong muốn của các đồng minh, Pháp sẽ phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn v́ phá hợp đồng với Nga. Không chỉ phải trả lại khoản tiền lớn của hợp đồng mà Nga thanh toán trước cho Pháp, Paris c̣n phải trả khoản tiền phạt khổng lồ lên tới hơn 10 tỉ euro (13 tỉ USD) v́ không tuân thủ hợp đồng với Nga. Đây được xem là một thảm họa đối với cả nền kinh tế Pháp lẫn uy tín của ngành công nghiệp vũ khí Pháp. Ngoài ra, hành động đó c̣n gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 600 lao động đang trực tiếp tham gia vào dự án đóng tàu lớp Mistral. C̣n nếu Pháp giao tàu chiến cho Nga, nước này sẽ khiến các đồng minh phương Tây nổi giận.
Siêu tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dă chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác. Siêu tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Kiệt Linh (tổng hợp)