Có thể xem như không có bằng chứng nào cho thấy người dân Trung Quốc thúc đẩy các nhà lănh đạo của họ theo đuổi chiến tranh ở Hoa Đông hay Biển Đông.
|
"9X" Trung Quốc không ủng hộ dùng vũ lực ở Biển Đông, Hoa Đông. H́nh minh họa, nguồn: The Diplomat.
|
The Diplomat ngày 7/11 đăng bài phân tích của Eric Fish, một nhà báo tự do ở Bắc Kinh cho biết, mặc dù trên Internet ở Trung Quốc vẫn tràn ngập những thông tin kích động hiếu chiến và hàng chục ngàn người trên khắp quốc gia này tiếp tục chê bai "chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản", nhưng một nghiên cứu mới được công bố trong tháng này của Trung tâm Mỹ - Châu Á đại học Preth cung cấp bằng chứng cho thấy nhiều người trẻ Trung Quốc đă bắt đầu có những suy nghĩ khác.
Một loạt cuộc biểu t́nh cực đoan chống Nhật Bản nổ ra trên khắp Trung Quốc năm 2012 có liên quan đến hệ thống giáo dục "ḷng yêu nước" của quốc gia này, chuyển từ việc ca ngợi những thành tựu và đấu tranh giai cấp sang tập trung chú ư vào "tội ác chiến tranh trong thế kỷ bị xỉ nhục" kéo dài từ Chiến tranh Thuốc phiện năm 1839.
Những cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản năm 2012 cho thấy Bắc Kinh đă quá thành công trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Mỹ - Châu Á được tiến hành trong tháng 3/2013 đối với hơn 1400 trường hợp tại 5 thành phố lớn ở Trung Quốc. Một trong những kết quả khảo sát không có ǵ đang ngạc nhiên là các câu trả lời hầu hết đều "ủng hộ tất cả các yêu sách lănh thổ (vô lư, phi pháp - PV) của Trung Quốc", bao gồm cả đường lưỡi ḅ đ̣i tới gần 85% diện tích Biển Đông. Hơn 90% số người được hỏi "tự tin vào quan điểm của Trung Quốc trong tất cả các cuộc xung đột lănh thổ".
Tuy nhiên có những phát hiện đáng ngạc nhiên lại xuất hiện trong việc lựa chọn các phương án giả thuyết mà chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp lănh thổ với láng giềng.
Andrew Chubb, một học giả về quan hệ quốc tế đại học Tây Úc tham gia chương tŕnh này cho biết: Thực sự Bắc Kinh chỉ có 2 chính sách không được ḷng dân về vấn đề tranh chấp lănh thổ, thứ nhất là chính sách "gác tranh chấp cùng khai thác" bị nhiều chỉ trích và thứ hai là việc sử dụng vũ lực, đe dọa chiến tranh ở Biển Đông và Hoa Đông.
Phương án lựa chọn phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn là tăng cường công khai quan điểm, yêu sách của Trung Quốc trên trường quốc tế với tỉ lệ ủng hộ là 80%. Trừng phạt kinh tế và ngoại giao như hủy bỏ các chuyến thăm chính thức hay giảm các dự án hợp tác với đối phương tranh chấp cũng được đa số người Trung Quốc tham gia chương tŕnh nghiên cứu này ủng hộ.
|
Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc. |
T́m kiếm thỏa hiệp thông qua thương lượng đàm phán hoặc đưa tranh chấp ra các cơ quan tài phán Liên Hợp Quốc cũng nhận được sự chấp thuận đa số với 57% cho Hoa Đông và 61% cho Biển Đông. Trong khi đó số người được hỏi đồng ư với việc sử dụng vũ lực, chiến tranh ở Hoa Đông và Biển Đông lần lượt chiếm 41% và 45%.
Theo Chubb, đáng chú ư là thực tế đa số những người dân Trung Quốc được hỏi cho rằng sử dụng vũ lực trong các "vùng biển tranh chấp" không phải là lợi ích quốc gia của Bắc Kinh "dù đối phương có lập trường khiêu khích hay hành động làm leo thang căng thẳng".
Họ cho rằng chiến tranh nếu xảy ra sẽ đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế, v́ vậy có thể xem như không có bằng chứng nào cho thấy người dân Trung Quốc thúc đẩy các nhà lănh đạo của họ theo đuổi chiến tranh ở Hoa Đông hay Biển Đông.
Đặc biệt là những người sinh ra trong thập niên 1990 chỉ có 37% chấp thuận phương án dùng quân sự chống Nhật Bản ở Hoa Đông trong khi 42% những người sinh trước năm 1990 ủng hộ phương án này.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nền "giáo dục yêu nước" ở Trung Quốc đă không phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên 9X.
Hầu hết thanh thiếu niên Trung Quốc vẫn cho rằng tranh chấp Senkaku là hệ quả của 1 "thế kỷ bị xỉ nhục", nhưng ngược lại họ lại không ủng hộ chiến tranh, sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp với láng giềng.
Jessica Chen Weiss, một trợ lư giáo sư khoa học chính trị đại học Yale cho rằng, trong 3 thập kỷ qua chính phủ Trung Quốc đă cho phép hoặc đàn áp một cách có chọn lọc các cuộc biểu t́nh của chủ nghĩa dân tộc để đạt được những mục tiêu ngoại giao nhất định.
Biểu t́nh chống Nhật năm 2012 là một ví dụ. Nó đă bùng phát ở quy mô toàn quốc, trong khi trước đó 2 năm thôi, cuộc biểu t́nh quy mô nhỏ về vấn đề Senkaku đă bị nhanh chóng dẹp bỏ để duy tŕ tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp ngoại giao với Tokyo.
GDVN