Việc quá lạm dụng yếu tố hài khiến show truyền hình thực tế trở nên nhạt nhẽo và nhảm nhí.
Khi tài năng của thí sinh không đủ hấp dẫn khán giả, các nhà sản xuất gameshow trên truyền hình bắt đầu dùng yếu tố hài như một giải pháp cuối cùng để tạo sức hút. Tuy nhiên, việc lạm dụng yếu tố hài đang làm cho các game show dần mất đi giá trị đích thực của nó.
Cặp đôi hoàn hảo đang được hài kịch hóa
Hài kịch hóa game show truyền hình
Có thể thấy chưa khi nào các danh hài đắt show làm giám khảo như thời gian vừa qua. Rất nhiều show truyềnhinhf thực tế như Ơn giời! Cậu đây rồi!, Vietnam Got Talent, Cười là thua, gương mặt thân quen,... đều cố gắng mời cho được một danh hài tham gia ngồi ghế nóng. Sau sự khó tính của Lê Hoàng thì sự hài hước của các danh hài đang chiếm thế thượng phong trên ghế nóng của các show truyền hình thực tế.
Danh hài Hoài Linh là một trong những người đắt show làm giám khảo nhất trong showbiz hiện nay. Anh xuất hiện Liên tục trên sóng truyền hình vào những dịp cuối tuần. Danh hài Thành Lộc, Việt Hương cũng là những nhân vật đang được chú ý trên hàng ghế giám khảo.
Bị lạm dụng: Hài trở nên nhạt và... .nhảm (Ảnh minh họa)
Không chỉ "hài hóa" ghế nóng, các game show truyền hình cũng đang có xu hướng hài kịch hóa. Tiêu biểu nhất là sự hài kịch hóa của Cặp đôi hoàn Hảo 2014. Ban tổ chức đã mời Thanh Bạch (một MC được đánh giá là quá trẻ trung so với tuổi của mình) làm giám khảo, không chỉ vậy, diễn viên hài Cát Phượng được mời làm MC hậu trường “đồng hành” cùng Phan Anh. Sự nhạt nhẽo, thô vụng và có phần hơi “lố” của Cát Phượng ngày càng khiến người xem cảm thấy khó chịu.
Không chỉ “hài hóa” hàng ghế giám khảo và MC, nội dung của các chương trình truyền hình thực tế cũng đang chạy theo xu hướng hài kịch hóa.
Ngoài những gameshow đậm chất hài như Ơn giời! Cậu đây rồi!, Cười là thua,…những chương trình có vẻ “nghiêm túc” hơn như Cặp đôi hoàn hảo cũng chạy theo phong cách hài hóa sân khấu. Đa số các tiết mục trình diễn trong Cặp đôi hoàn hảo 2014 sử dụng phần diễn nhiều hơn phần… hát. Và, đa số các phần biểu diễn thường được bắt đầu bằng một clip… hài mà các thí sinh là những diễn viên chính.
Rượu nhạt...
Việc sử dụng yếu tố hài như một nhân tố tăng sức hút cho các show truyền hình thực tế một mặt đem đến cho các nghệ sỹ hài “cơ hội” kiếm tiền nhưng mặt khác nó cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho ngay càng những danh hài xuất sắc nhất Việt Nam.
Hoài Linh mất đi cái duyên dáng và sắc sảo khi đưa ra nhận xét. Cho đến thời điểm này, anh cũng chỉ đưa ra được các nhận xét chung chung kiểu như: “Cảm ơn các bạn đã đem đến cho khán giả những tiết mục hài thú vị” hay “các tiết mục đều xuất sắc như nhau…”.
Không chỉ thế, việc không có kịch bản trước khiến Ơn giời! Cậu đây rồi! Một chương trình đậm chất hài “khủng hoảng” về đường lối! Dường như không có một tình huống kịch nào trong Ơn giời! Cậu đây rồi đủ sức làm khán giả “cười thả ga”!
Sự hài hóa của Cặp đôi hoàn hảo cũng khiến người xem cảm thấy không thoải mái. Bởi các diễn viên, người mẫu và ca sỹ không thể diễn hài một cách “chuyên nghiệp” để cho ra được 1 chất hài. Chính vì vậy, các tiểu phẩm hài trong chương trình đa phần là nhạt nhẽo và gượng gạo.
Cát Phượng mang yếu tố hài vào cách dẫn chương trình nhưng chỉ được đến đêm thứ 3 đã bị gắn mác là "thảm họa" MC của showbiz Việt.
Trước đó, các chương trình dùng yếu tố nhếch nhác, luộm thuộm của người chơi để gây cười như Đố ai hát được, Cười là thua, Ai dám hát… lại đem đến cho khán giả 1 cách nhìn khác về nghệ sỹ. Việc lợi dụng những khoảnh khắc nhếch nhạc của nghệ sỹ để gây cười chưa bao giờ là một cách làm đáng được ghi nhận.
Có thể nói, tiếng cười luôn cần thiết trong cuộc sống. Việc tạo ra tiếng cười cho khán giả cũng là một cách để kéo khán giả đến gần hơn với mình. Tuy nhiên, tạo ra tiếng cười bằng mọi cách như một số show truyền hình thực tế của Việt Nam đang thực hiện vô tình biến các show truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng trở thành lố bịch và kém hấp dẫn.
- sonnyd ©VietSN