Căng thẳng giữa Nga và Ukraine được thể hiện trên sách giáo khoa lịch sử. Phía Ukraine chuẩn bị đưa ra khỏi sách giáo khoa phần viết về chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong giai đoạn thế chiến thứ 2. Việc Ukraine chối bỏ lịch sử sẽ khiến Moscow giận dữ.
Giám đốc của Viện lịch sử quốc gia Ukraine Volodymyr Vyatovich nói với truyền thông nước này rằng cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh Thế giới II) sẽ được gỡ bỏ khỏi sách giáo khoa lịch sử Ukraine.
Ông Vyatovich nói rằng "tuyên truyền của Liên Xô về huyền thoại về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại" nên được rút gọn trong sách giáo khoa. "Đối với chúng ta, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào ngày 1.9.1939 và chúng ta không có quyền cắt xén nó khi nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vì nó (ông Vyatovich ám chỉ phần không đề cập từ 1939 đến 1941) thật kinh khủng và bi kịch" ông Vyatovich nói.
Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine chưa đưa ra bất cứ bình luận về sáng kiến của Viện lịch sử quốc gia Ukraine.
Sau khi đắc cử nhờ Cách mạng cam hồi 2004, chính quyền Tổng thống Viktor Yushchenko, đã gỡ bỏ thuật ngữ "Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại" khỏi sách giáo khoa lịch sử Ukraine. Nhưng sau đó, khi tổng thống kế nhiệm Viktor Yanukovych đắc cử thì “chiến tranh vệ quốc vĩ đại” được đưa trở lại sách giáo khoa lịch sử. Và giờ thì sau Cách mạng Maidan, chính quyền Kiev lại muốn xóa sổ "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" khỏi sách giáo khoa.
Nga rất bất bình với việc Ukraine chối bỏ lịch sử sau khi chính quyền Kiev thân phương Tây được dựng lên, đặc biệt là việc họ xem xét tôn vinh những kẻ cộng tác với phát xít cũ nhưng chiến sĩ tự do chiến đấu cho tổ quốc.
Thứ 6 tuần trước, Nga đề xuất lên đại hội đồng LHQ nghị quyết lên án các nỗ lực tôn vinh ý thức hệ chủ nghĩa phát xít và chối bỏ tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã. Mỹ và Ukraine là những nước hiếm hoi bỏ phiếu chống lại đề xuất này vì Nghị quyết này nhận được 115 phiếu thuận, 3 phiếu chống (Mỹ, Canada, Ukraine) và 55 phiếu trắng (hầu hết các thành viên EU).
Bình luận về việc Mỹ và Ukraine bỏ phiếu chống nghị quyết lên án phát xít, Nga tỏ ra phẫn nộ. "Thực tế là Mỹ, Canada và Ukraine đã bỏ phiếu chống, còn các nước thành viên EU bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này là điều vô cùng đáng tiếc. Dù vậy, đa số áp đảo của các nước thành viên của LHQ bỏ phiểu ủng hộ", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
"Quan điểm của Ukraine đặc biệt thiếu tinh thần và đáng báo động. Rất khó hiểu vì sao ở một đất nước, người dân phải chịu đựng đầy đủ sự khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít và đóng góp đáng kể vào chiến thắng chung của nhân loại chống lại phát xít, lại có thể bỏ phiếu chống lại một nghị quyết lên án phát xít", Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm.
Anh Tú (theo Itar Tass)
|