Theo mạng tin "Nghiên cứu toàn cầu", các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ đang kích thích việc tạo ra một trật tự kinh tế thế giới mới, thay thế cho trật tự hiện do phương Tây chi phối.
Ảnh minh họa.
Nhóm BRICS đang thực hiện nỗ lực lớn nhằm chấm dứt việc đô la hóa. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trực tiếp Trung-Nga, được kư kết tháng 10/2014, báo hiệu khởi đầu của một hệ thống tiền tệ mới và cuối cùng sẽ phát hành đồng tiền riêng, có khả năng dần thay thế đồng USD như đồng tiền dự trữ quốc tế.
Trên thực tế, điều này đang diễn ra. Một thập kỷ trước, 90% dự trữ toàn cầu là chứng khoán mệnh giá bằng đồng USD, nhưng đến nay con số này giảm c̣n 60%. Theo IMF, từ năm 2003 dự trữ bằng các đồng nội tệ khác tại các thị trường mới nổi đă tăng khoảng 400%. Một khi đồng tiền mới ra đời, với một hệ thống giao dịch và trao đổi an toàn, sẽ có nhiều nước tham gia sử dụng đồng tiền mới và qua đó tăng cường sức mạnh của đồng tiền này.
Ngoài ra, BRICS mong muốn trở thành một đối trọng với G7 và cấu trúc kinh tế toàn cầu được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tháng 7/2014, BRICS đă thành lập một ngân hàng phát triển có số vốn 100 tỷ USD nhằm thách thức Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF, trở thành nguồn tài trợ cho các nước đang phát triển.
Các nước BRICS hiện chiếm khoảng 30% GDP và 45% dân số toàn cầu. Ngân hàng phát triển mới tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sẽ không chỉ tạo việc làm mà c̣n tăng năng suất thông qua việc xây dựng các hệ thống giao thông. Ngân hàng BRICS cũng giải quyết khó khăn của các nước đang phát triển trong việc xin vay vốn từ các thể chế do phương Tây chi phối như WB và IMF để hiện đại hóa nền kinh tế, đồng thời làm giảm quan ngại về việc Mỹ thao túng đồng USD.
Tháng 9/2014, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đă kết nạp thêm 4 thành viên mới là Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ. Với 10 thành viên, SCO đang trở thành tổ chức quốc tế quan trọng nhất tại châu Á, hiện kiểm soát 20% trữ lượng dầu mỏ, 50% trữ lượng khí đốt của thế giới. Một trong những mục tiêu lâu dài của SCO là chấm dứt việc sử dụng đồng USD trong các hoạt động trao đổi thương mại và từng bước thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ và đồng Ruble trong các giao dịch về năng lượng.
Hiện SCO đă bắt đầu đối trọng với vai tṛ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Á. Giai đoạn các thể chế phương Tây có thể "áp đặt tài chính quốc tế, hăm dọa và đè bẹp đối thủ bằng các lệnh trừng phạt" sắp kết thúc và BRICS và SCO sẽ là "hai cái đinh đóng vào cỗ quan tài này".
Theo Báo Hải Quan