Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấyTrung Quốc đầu tư lăng phí tới 6.800 tỉ USD trong khoảng thời gian từ năm 2009-2013.
|
Một “thành phố ma” hoang vắng ở Trung Quốc - Ảnh: Business Insider |
Con số tương đương 50% tổng đầu tư của nền kinh tế trong giai đoạn này.
Theo báo Financial Times, báo cáo chấn động này là tác phẩm của chuyên gia Xu Ce thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc và Wang Yuan từ Viện Kinh tế vĩ mô Trung Quốc.
Họ cho biết nguyên nhân chính gây ra t́nh trạng lăng phí lớn là chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức, công tác kiểm soát các dự án đầu tư yếu kém và nạn tham nhũng tràn lan.
Hậu quả của nạn đầu tư lăng phí là các “thành phố ma” với những khu chung cư không người ở, những tuyến quốc lộ dở dang, nhiều nhà máy thép đắp chiếu, nợ xấu của chính phủ leo thang...
Các dự án đầu tư lăng phí nhất tập trung trong ngành sản xuất ôtô và thép. Đây cũng là hai ngành công nghiệp được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Trung Quốc cũng đầu tư dữ dội vào các dự án đất đai trong những năm gần đây. Tuy nhiên doanh số và giá căn hộ sụt giảm mạnh trong năm nay dẫn tới nguy cơ bong bóng địa ốc nổ tung. Các ngành công nghiệp hỗ trợ địa ốc như vật liệu xây dựng, ximăng, kính... cũng rơi vào khủng hoảng.
T́nh h́nh càng trở nên tồi tệ do nhiều quan chức trực tiếp phụ trách đầu tư đút tiền nhà nước vào túi riêng.
Financial Times dẫn lời chuyên gia Jonathan Anderson - người sáng lập Hăng tư vấn Emerging Advisors Group - ước tính trong năm năm qua, khoảng 1.000 tỉ USD đă bị biển thủ tại Trung Quốc do t́nh trạng quản lư yếu kém.
“Từ năm 2009, chính quyền trung ương đă xóa bỏ mọi hạn chế về tín dụng đối với các chính quyền địa phương. Không có ai giám sát, các quan chức địa phương tha hồ biển thủ công quỹ thông qua hợp đồng với các nhà cung cấp, bạn bè, người thân” - chuyên gia Anderson nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đă chậm lại đáng kể trong thời gian qua. Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu đạt GDP 7,5%, thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định tác động của t́nh trạng đầu tư kém hiệu quả có thể khiến GDP Trung Quốc sụt giảm thấp hơn.
D.KIM THOA
Tuoitre