Khi chúng ta quan sát những quốc gia kỹ nghệ tiền tiến trên thế giới ngày càng trở nên già nua, chậm lụt và c̣n ít sáng tạo, chúng ta thấy rơ rằng vấn đề khó nhất cho thế giới giầu có là bơm thêm vào xă hội vốn dĩ đă thịnh vượng những quyết tâm, và động lực thúc đẩy tiến bộ, như thế xă hội giầu có đó mới tiếp tục thịnh vượng.
Tiến sĩ Bang Giao Quốc Tế Fareed Zakaria. Photo courtesy: gettyimages.com
Cali Today News - Tôi di cư vào Hoa Kỳ, tuân theo đúng luật lệ di trú, và phải mất 17 năm mới trở thành công dân Mỹ. Không nên bắt những người di dân khác phải trải qua những khó khăn như vậy. (Lời biện bạch của Fareed Zakaria, Tiến sĩ Bang Giao Quốc Tế, nhà b́nh luận thời sự nổi tiếng trong giới truyền thông Hoa Kỳ.).
Những người chống đối hành động mới đây của Tổng thống Obama về vấn đề di trú, và chống đối dựa trên những chính kiến khác, cho rằng việc hợp pháp hoá t́nh trạng di trú của những công nhân không có giấy tờ, là không công bằng đối với những di dân hợp pháp đang sống ở Mỹ. Người ta lư luận rằng những di dân hợp pháp, tuân thủ qui luật tṛ chơi, theo đúng thủ tục pháp lư, đóng thuế đầy đủ, sẽ cảm thấy kinh hăi khi những người phá qui luật, làm chuyện đảo ngược, lại được tưởng thưởng. Tôi tin chắc rằng có một số di dân hợp pháp mang cảm giác tức tối như vậy, nhưng không nhiều lắm đâu. Thống kê thăm ḍ dư luận mới nhất cho biết 89% cử tri có ghi danh đi bầu, gốc Hispanic đồng ư với hành động của ông Obama.
Tại sao lại có tâm lư như vậy? Tôi chỉ có thể biện giải bằng hoàn cảnh của chính cá nhân tôi. Là một người di dân hợp pháp, tôi không chất chứa trong đầu ư kiến xấu nào về những người lén vào nước này bất hợp pháp. Song tôi cũng xin nó rơ rằng tôi không chấp nhận, hay ủng hộ hành động vi phạm luật. Tôi nghĩ rằng đợt sóng vượt biên cần phải chặn lại để c̣n ở mức rất nhỏ, và tôi ủng hộ cải tổ di trú bằng những biện pháp kiểm soát an ninh biên pḥng, cắt giảm thật nhiều diện di cư theo lối “đoàn tụ gia đ́nh”, tăng thêm định mức nhập cư cho những công nhân chuyên môn, kỹ thuật cao, và cho phép một chương tŕnh nhỏ những công nhân “khách”. Quan điểm của tôi về vấn đề di trú là quan điểm trung dung, đứng giữa. Nhưng tôi không nh́n những di dân bất hợp pháp với sự thù ghét.
Con đường đi vào quốc tịch của tôi khá dài và phức tạp. Lần đầu tiên tôi nghĩ đến việc trở thành công dân Mỹ là năm 1984, khi tôi đang học năm thứ hai ở đại học. Nhưng con đường duy nhất để thực hiện ước mơ của ḿnh là phải đi học, và học tiếp lên cao để duy tŕ chiếu khán sinh viên, sau đó t́m con đường kế tiếp. Tôi trải qua hai “chiếu khán sinh viên”, sau đó chuyển sang loại giấy phép “thực tập”, kéo dài được 18 tháng. Kế đến tôi cần có sự bảo trợ để xin được chiếu khán làm việc, đây là điều các công ty muốn muớn tôi rất ngần ngại, không muốn làm. Tôi đề nghị sẽ chịu hết chi phí luật pháp, vào khoảng một phần năm tiền lương hàng năm của tôi. Sau đó tôi xin được chiếu khán H-1B, vài năm sau, tôi xin được thẻ xanh, trở thành thường trú nhân. Được cấp thẻ xanh, sau năm năm tôi không gặp rắc rối ǵ về luật pháp, và đóng thuế đầy đủ, thi đậu bài kiểm tra về môn công dân giáo dục, tôi xin vào quốc tịch. Tôi chính thức tuyên thệ trở thành Công Dân Hoa Kỳ vào tháng Sáu năm 2001, tức là 17 năm sau khi tôi nghĩ đến việc xin vào quốc tịch Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng nên cho một người nào đó lén vượt biên giới Mễ vào một buổi tối, rồi khơi khơi xin được qui chế hợp pháp. Tôi đă chơi theo qui luật của tṛ chơi, bởi v́ tôi hiểu rơ qui luật đó, và biết nó sẽ diễn tiến như thế nào. Tôi h́nh dung ra từng bước sẽ phải đi, và phải kiên nhẫn đợi chờ ra sao. Tôi may mắn có vốn liếng giáo dục tốt, rất giỏi Anh ngữ, và biết nhiều thứ khác để có thể xoay sở từng ngă ngách trong mê hồn trận trở thành công dân Mỹ. Đa số những người di dân bất hợp pháp vào nước này đều kém may mắn hơn tôi, họ có ít chọn lựa, và kiến thức rất hạn hẹp để có thể luồn lách vượt qua những rào cản của hệ thống.
Họ chỉ biết rơ một điều là Họ muốn đi vào Hoa Kỳ. Họ cố gắng đi lọt vào đây v́ họ sợ bị chết ở bên nhà, nhiều khi họ vượt biên hai ba lần, cuối cùng mới vào được. Khi vào được Mỹ, họ làm việc cật lực, số giờ làm việc rất dài mỗi ngày, haí hoa qủa dưới cái nóng như thiêu như đốt, trên 100 độ F, xây cất nhà cửa, dọn pḥng trong khách sạn, hay giữ trẻ em sơ sanh. Thường thường họ bị chủ nhân lợi dụng, bóc lột v́ biết t́nh trạng cư trú bất hợp pháp của họ. Họ né tránh không muốn bị rắc rối với cảnh sát, v́ họ biết bị cảnh sát bắt giữ có nghĩa là sẽ bị trục xuất về xứ. Họ làm việc, dành dụm tiền gửi về quê cũ bên nhà giúp gia đ́nh. Tôi nh́n những người này, và nghĩ rằng họ không vi phạm luật lệ ǵ cả. Nhưng xă hội cho phép họ ở lại đây trong nhiều năm, mướn họ làm việc, và sử dụng họ lại tỏ ra đồng lơa với qui chế không minh bạch của họ.
Khi chúng ta quan sát những quốc gia kỹ nghệ tiền tiến trên thế giới ngày càng trở nên già nua, chậm lụt và c̣n ít sáng tạo, chúng ta thấy rơ rằng vấn đề khó nhất cho thế giới giầu có là bơm thêm vào xă hội vốn dĩ đă thịnh vượng những quyết tâm, và động lực thúc đẩy tiến bộ, như thế xă hội giầu có đó mới tiếp tục thịnh vượng. Hoa kỳ hưởng lợi rất nhiều, nhiều vô kể, nhờ khối dân di cư trẻ trung, ham muốn vào nước Mỹ để xây dựng Giấc Mơ Mỹ. Họ sẵn sàng chấp nhận rất nhiều rủi ro, và làm việc cật lực với hy vọng để có thể xây dựng được cuộc sống nơi vùng đất mới. Những người này không thể được coi là người Mỹ một cách đương nhiên. Nhưng rồi một ngày nào đó, họ sẽ trở thành người Mỹ.
Bài nhận định của Fareed Zakaria trên báo TIME-
Nguyễn Minh Tâm dịch