Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc đang vấp phải không ít cản trở khi một số quan tham chọn cách tự tử để giữ danh tiếng, tài sản phạm pháp và bảo vệ thân nhân cũng như trốn tránh pháp luật.
Theo National Interest, hôm 13/11, Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc, Phó Đô đốc Mă Phát Tường đă nhảy lầu tự tử tại trụ sở Hải quân ở Bắc Kinh.
Cũng trong tháng 11, ít nhất 2 quan chức cấp cao Trung Quốc khác đă chọn cách tự kết liễu cuộc đời ḿnh. Họ là 3 trong số hơn 40 quan chức Trung Quốc ĺa đời bằng con đường tự sát kể từ tháng 1/2014 cho tới nay. Con số này cao hơn gấp đôi lượng quan chức tự tử trong năm 2011.
Tuy nhiên, con số trên c̣n thấp hơn rất nhiều so với số quan chức Trung Quốc tự sát trong giai đoạn Đại Cách mạng văn hóa (ước tính vào khoảng 100.000-200.000 người), hay tổng số người chết v́ tử tự hàng năm tại Trung Quốc (ước tính 287.000 người).
Tuy nhiên, điều đáng nói là số lượng quan chức Trung Quốc tử tử tăng nhanh chóng trong bối cảnh tỷ lệ người tự tử tại quốc gia đông dân nhất thế giới đang giảm đáng kể.
Theo tờ New York Times, tỷ lệ quan chức Trung Quốc tự kết liễu cuộc đời ḿnh rơi vào khoảng 6,9/100.000 người. Tỷ lệ này cao hơn 30% so với tỷ lệ tự sát tại khu vực thành thị Trung Quốc.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những cái chết của hàng loạt quan chức cấp cao Trung Quốc? Câu trả lời thật khó xác định khi mà chính quyền Trung Quốc không muốn tiết lộ quá nhiều thông tin về những vụ việc tai tiếng.
Trong khi đó, các nguồn tin chính thức chỉ đưa tin rằng đa số các vụ tử tự xuất phát từ nguyên nhân bị trầm cảm. Thông tin này lại hoàn toàn trái với phần lớn quan điểm của dư luận cũng như giới học giả Trung Quốc. Họ cho rằng những vụ tử tự của các quan chức cấp cao nước nhà đều liên quan tới bê bối tham nhũng.
Mặc dù, trầm cảm hay chịu sức ép lớn có thể là hai trong những nguyên nhân đằng sau hành động tự sát của nhiều quan chức Trung Quốc, song chúng vẫn chưa thể lư giải đầy đủ lư do dẫn tới hiện tượng ngày càng nhiều quan chức nước này tự t́m tới cái chết trong những năm gần đây.
Theo một cuộc điều tra năm 2005, 50% trong số 200 vị quan chức ở độ tuổi trung niên "bị mắc các bệnh tâm thần”. C̣n trong năm 2014, có 13 quan chức được báo chí chính thức đưa tin tự sát. Trong đó, 5 người được xác định mắc chứng trầm cảm hay chịu sức ép lớn và ít nhất 6 người liên quan tới các vụ điều tra tham nhũng.
Đặc biệt, kể từ tháng 11/2012, thời điểm ông Tập Cận B́nh lên nắm quyền điều hành đất nước và phát động chiến dịch chống tham nhũng, số quan chức Trung Quốc tự sát lại càng tăng nhanh.
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2012, 40 quan chức Trung Quốc được báo cáo chết do tử tử. Tuy nhiên, từ năm 2013 cho tới nay, con số này rơi vào khoảng ít nhất là 88 người.
Con số quan chức Trung Quốc tử tự gia tăng cũng đă phản ánh mức độ "mạnh tay" của chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập khởi xướng. Điển h́nh kể từ năm 2003 – 2013, không một báo cáo nào nhắc tới việc các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc tự sát.
Song điều này đă khác, khi vào năm 2014, chỉ trong 3 tháng, 2 quan chức hải quân cấp cao tại quốc gia đông dân nhất thế giới đă quyết định nhảy lầu để t́m đến cái chết. C̣n trong giai đoạn từ tháng 8/2003 – 4/2014, chỉ 3 quan chức thuộc cấp và trên cấp cục tại Trung Quốc được báo cáo tử tự.
Song, kể từ sau tháng 4/2014, tần suất và số quan chức thuộc cấp cục chết v́ tự sát lại tăng rất nhanh. Khi mà chỉ trong 2 tháng rưỡi, hơn 10 quan chức Trung Quốc thuộc cấp Cục và trên Cục đă tự kết liễu cuộc đời ḿnh.
Khi ông Tập Cận B́nh chính thức phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", giới chức Trung Quốc lại càng chịu sức ép nhiều hơn đặc biệt là những nhân vật đang trong diện bị điều tra. Vậy tại sao những người này lại dễ dàng vứt bỏ mạng sống của ḿnh như vậy?
Lư do đầu tiên là do chiến dịch chống tham nhũng đă tạo sức ép lớn lên các quan tham, khiến họ cảm thấy rằng họ không c̣n con đường nào khác để giải thoát khỏi áp lực là tự t́m đến cái chết. Ngoài ra, áp lực ngày càng lớn từ chiến dịch chống tham nhũng cũng làm nghiêm trọng thêm căn bệnh trầm cảm đới với một số quan chức, buộc họ phải tự sát.
Nhưng phải nói lại rằng, phần lớn các vụ tử tự được công khai trên báo chí đều không nhắc tới việc các quan chức này phải chịu sức ép lớn trước khi quyết định tử tự. Nói cách khác, chiến dịch chống tham nhũng đă gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các quan tham Trung Quốc rằng họ "đừng mong thoát tội".
Tuy nhiên, hành động tự tử c̣n giúp các quan chức Trung Quốc "thoát tội". Bởi nếu bị bắt và phải ngồi tù (hoặc thậm chí bị tử h́nh) v́ tội tham nhũng, vị quan chức đó không chỉ bị bẽ mặt trước dư luận mà c̣n bị tước toàn bộ danh hiệu cũng như tài sản phạm pháp mà có.
Nhưng, theo hệ thống luật hiện hành tại Trung Quốc, trong trường hợp nghi phạm chết, lệnh khởi tố sẽ được hủy bỏ và mọi trách nhiệm pháp lư cũng được băi bỏ. Đây chính là "lối thoát" cho giới quan tham Trung Quốc. Nếu họ tự sát, họ sẽ không chỉ giữ được chức vụ và tiếng tăm của ḿnh mà tài sản cũng không bị tịch thu.
Đặc biệt, bằng cách tự kết liễu cuộc đời ḿnh, họ sẽ trở thành “vật hy sinh” để che giấu tên tuổi cho các thành viên khác trong đường dây tham nhũng, cũng như bảo vệ chính gia đ́nh ḿnh. Do đó, “tự tử vị tha” (một thuật ngữ được nhà xă hội học Emile Durkheim định nghĩa) đă trở thành một trong những yếu tố cản trở nỗ lực chống tham nhũng hiện nay của Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
MINH THU (lược dịch)
Infonet