Dầu hỏa tiếp tục mất giá, kéo theo đồng rúp của Nga vào ṿng xoáy. Trong phiên giao dịch ngày 01/12/2014 đồng tiền của Nga mất giá thêm 8 %. Đây là hậu quả của hiện tượng thế giới dư thừa dầu hỏa và của chính sách trừng phạt kinh tế nhắm vào chính quyền Matxcơva.
Đồng rúp rơi xuống mức kỷ lục vào ngày 01/12/2014, theo bản tỷ giá
tại Matxcơva. REUTERS/Sergei Karpukhin
Một ngày đen tối trong lịch sử tiền tệ của Nga. Giới phân tích nhận định như trên trước hiện tượng đồng rúp rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính Nga năm 1998. Trong tháng 11 vừa qua, đơn vị tiền tệ của Nga mất giá 26 % so với euro và 27 % so với đô la.
Vào giữa phiên giao dịch hôm nay đơn vị tiền tệ của Nga mất giá 5 % so với đồng đô la và 8 % so với đồng euro của châu Âu. Nhiều yếu tố giải thích cho đà tuột dốc không phanh đó :
Một là nhu cầu năng lượng của Trung Quốc có khuynh hướng chựng lại, trong lúc Nga đang kỳ vọng vào đối tác châu Á này để bán dầu khí. Matxcơva xem Bắc Kinh như một lối thoát trong lúc đang bị phương Tây trừng phạt kinh tế v́ can thiệp vào hồ sơ Ukraina.
Lư do thứ hai, Nga là một trong những nguồn cung cấp dầu hỏa hàng đầu của thế giới, nhưng giá dầu trên thị trường quốc tế hiện chỉ c̣n giao động ở từ 70 đến 80 đô la một thùng. Ngân sách của Nga bị thu hẹp lại do dầu hỏa mất giá. Ngân sách của Liên bang Nga được cân bằng với điều kiện giá dầu hỏa phải ở vào khoảng 100 đô la một thùng.
Lư do thứ ba là tại hội nghị ở Vienna vừa qua, tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa đă giữ nguyên quota sản xuất, là 30 triệu thùng dầu một ngày. Quyết định này xua tan viễn cảnh đẩy giá dầu lên cao trong ngắn hạn. Điều càng gây thêm khó khăn cho kinh tế và tài chính của Nga. Giá dầu trên thị trường Luân Đôn và New York hôm nay rơi xuống dưới ngưỡng 70 đô la/thùng.
Thanh Hà, rfi