Giới phân tích cho rằng các NHTW trên toàn thế giới chưa thể vội vă tăng lăi suất trong năm 2015.
Các Thống đốc NHTW trên toàn thế giới sẽ được tha thứ khi họ có suy nghĩ rằng có những thứ không bao giờ có thể trở lại trạng thái b́nh thường. Hơn 6 năm sau khi khủng hoảng tài chính “ném” kinh tế thế giới vào suy thoái, chính sách tiền tệ không c̣n chút đặc điểm nào giống với thời kỳ trước đó.
Kể cả khi các nhà kinh tế học dự đoán rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và NHTW Anh (BoE) cuối cùng sẽ nâng lăi suất vào năm 2015, dường như các NHTW trên toàn thế giới sẽ không đẩy chi phí đi vay lên gần mức trước khủng hoảng. Và, mặc dù hồi tháng 10 Fed đă chấm dứt chương tŕnh mua trái phiếu, số tài sản Fed đă mua cũng không giảm xuống. Về phần ḿnh, ECB và NHTW Nhật Bản thậm chí c̣n tăng cường mua tài sản.
Các Thống đốc NHTW biết rằng kinh tế toàn cầu đang chao đảo, rằng nợ đang tăng lên và họ nhận được rất ít sự trợ giúp từ chính sách tài khóa. Một lần nữa, tiến triển của nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. Giá cổ phiếu, lợi suất trái phiếu, nhu cầu hàng hóa và tỷ giá cũng vậy.
“Nhiệm vụ bất khả thi”
Ở Mỹ, tăng chi tiêu của chính phủ để kích thích tăng trưởng không phải là giải pháp dược ưa chuộng, đặc biệt là khi Đảng Cộng ḥa giành toàn bộ quyền kiểm soát Quốc hội sau cuộc bầu cử tháng 11. Ở eurozone, các chính phủ phải thực hiện thắt lưng buộc bụng. Ở Nhật Bản, kế hoạch của ông Abe bị quật ngă bởi đợt tăng thuế tiêu dùng.
Hồi tháng 10, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đă dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,8% trong năm 2015, tăng so với mức 3,3% của năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2004 – 2007, khi tăng trưởng ở mức 4,9% hoặc cao hơn.
Trong khi kinh tế Mỹ đang tăng tốc, eurozone vẫn ́ ạch và thậm chí tăng trưởng c̣n biến mất trong quư III. Tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc trong khi Nhật Bản rơi vào suy thoái.
Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang cố gắng hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu vẫn c̣n mong manh. Tuy nhiên, Thomas Mayer – chuyên gia kinh tế tại Deutsche Bank – cho rằng “làm Thống đốc NHTW là một nhiệm vụ bất khả thi”. Ông so sánh động thái của các NHTW kể từ năm 2008 đến nay giống như của các tướng Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq: bắt đầu với những cú sốc và giành chiến thắng ban đầu nhưng sau đó lâm vào rắc rối và phải t́m cách rút lui.
Những khó khăn khi rút lui sau 6 năm chính sách tiền tệ trên toàn thế giới đồng nhất được thể hiện ngay trên thị trường chứng khoán. Chỉ số MSCI World Index đă mất khoảng 9% trong tháng 9 và nửa đầu của tháng 10 trước khi hồi phục trong 6 tuần tiếp theo. Nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, nguy cơ giảm phát và chính sách tiền tệ.
Chiến tranh tiền tệ
Ngay sau đó, BoJ, ECB và NHTW Trung Quốc đồng loạt hành động để trấn an thị trường với những cam kết nới lỏng tiền tệ.
Sự lệch pha trong chính sách tiền tệ của các nước – Nhật và eurozone tăng kích thích trong khi Mỹ và Anh thu hẹp – khiến USD và bảng Anh đồng loạt tăng giá.
Các chuyên gia ngoại hối tham gia khảo sát của Bloomberg dự đoán rằng EU sẽ giảm xuống mức 1,20 USD trong quư II/2015. Yên Nhật cũng được dự báo giảm xuống 122 yên/USD vào cuối năm 2015.
Chiến tranh tiền tệ sẽ xảy ra khi các quan chức ở châu Âu và Nhật Bản cố gắng làm đồng euro và yên suy yếu nhằm tránh giảm phát.
Ngày nay, suy nghĩ của các nhà quản lư chính sách tiền tệ bị nhuộm màu bởi những lỗi lầm trong quá khứ. Ví dụ, động thái nâng lăi suất của Fed năm 1937 đă dập tắt đà hồi phục của kinh tế Mỹ và khiến Đại suy thoái dài hơn. Gần hơn, ECB nâng lăi suất năm 2011 trong khi eurozone vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Lăi suất thấp
Lư do chính khiến lăi suất vẫn sẽ ở mức thấp trong năm 2015 là kịch bản lạm phát được kiểm soát trên toàn thế giới. Các chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley nhận định lạm phát của các nước phát triển luôn ở dưới mức mục tiêu mà các NHTW đề ra. Họ dự báo Fed sẽ không nâng lăi suất cơ bản trong năm 2015 và NHTW Anh cũng sẽ đợi đến quư IV để hành động.
Ngoài ra, có một lư do khác khiến các NHTW chưa vội nâng lăi suất: thế giới đang “bơi trong nợ”. Nợ của toàn thế giới đă tăng hơn 1/3 kể từ năm 2008. Mức độ nợ càng cao, các chính phủ cũng như doanh nghiệp và người tiêu dùng càng phải gánh nhiều chi phí, cuối cùng dẫn đến tăng trưởng tŕ trệ.
Không giống như lăi suất, quy mô bảng cân đối kế toán của các NHTW sẽ không thể nhanh chóng trở về trạng thái cũ. Sau 3 ṿng nới lỏng định lượng, tính đến cuối tháng 10, Fed đang nắm giữ lượng tài sản cao kỷ lục 4.500 tỷ USD, tăng gấp 4,5 lần của năm 2007.
Fed và BoE khẳng định họ sẽ không bán số chứng khoán đă tích lũy trong suốt mấy năm qua cho tới khi bắt đầu nâng lăi suất. BoJ và ECB trong khi đó vẫn đang tăng thêm tài sản.
Thu Hương
Theo Infonet/Bloomberg