Bổ sung nước là điều rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên uống nước như thế nào để tránh những tác dụng ngược th́ không phải ai cũng biết.
Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể và là thành phần quan trọng mang lại sự dẻo dai cho cơ thể, thúc đẩy sự hoạt động của các noron thần kinh và quá tŕnh trao đổi chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên những sai lầm dưới đây khi uống nước sẽ gây phản tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể bạn.
Uống càng nhiều càng tốt
BS.ThS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bổ sung nước rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải uống nhiều nước sẽ tốt. Thực chất, uống nhiều nước không chỉ gây quá tải cho thận, ngoài việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể thừa nước c̣n thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng. T́nh trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loăng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào năo.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trung b́nh mỗi ngày bạn nên uống 8 cốc (tương đương 1,8 đến 2 lít). Ngoài số lượng này ra cơ thể c̣n được bổ sung nước qua đường ăn, không cần phải ép ḿnh uống thêm nữa. Nếu không lợi bất cập hại, tăng thêm gánh nặng cho thận.
Chỉ uống khi khát, không khát không uống
Thói quen ít khi uống nước thường có ở rất nhiều người. Đặc biệt, để thỏa măn cơn khát sau khi vừa đi nắng về hoặc sau khi vừa tập luyện xong, nhiều người thường uống một lúc nhiều nước mà không biết rằng điều đó rất ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: "Khi tiêu thụ một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bổ sung các chất điện giải sẽ gây nên ngộ độc nước". Do đó, cần uống nước từ từ từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, việc ít uống nước cũng khiến cho máu đặc hơn và làm giảm quá tŕnh tuần hoàn, bơm máu đến các bộ phận khiến cơ thể luôn trong t́nh trạng mệt mỏi. V́ vậy bất kể có khát hay không bạn cũng nên bổ sung nước hợp lư vào các khoảng thời gian trong ngày.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
BS. Doăn Thị Tường Vi (Bệnh viện 198) cho biết: “Các gia đ́nh chỉ nên uống nước sôi để nguội tối đa trong hạn một ngày. Đối với loại nước đun sôi để nguội được bảo quản tốt cũng chỉ nên uống hết trong hai ngày để tránh t́nh trạng vi khuẩn tái nhiễm...
Bởi trong nước thường chứ một lượng lớn kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như ch́, cadium, nitrat… Do vậy nước được đun trong thời gian dài, trải qua quá tŕnh thủy phân không ngừng bốc hơi th́ hàm lượng nitrat và kim loại nặng tăng lên rất nhiều, điều đó rất có hại đối với sức khỏe của bạn khi hấp thụ vào cơ thể.
Uống nước quá lạnh
Thường th́ bạn sẽ thích thú khi uống một cốc nước với vài viên đá, bạn nghĩ nó giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, việc uống nước quá lạnh sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến t́nh trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra c̣n làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa. Dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
Uống nước ngọt, cà phê... thay nước lọc
Nhiều người quan niệm rằng, lượng caffeine có trong cà phê và trà nhiều sẽ khiến bạn háo nước nhưng đó là sai lầm. Tiến sĩ – chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cashman, tại thành phố New York, Mỹ cho hay: "Caffein trong cà phê và trà có thể là một thuốc lợi tiểu hiệu quả. V́ vậy, thói quen hàng ngày với 1 ly cà phê vẫn c̣n tốt hơn so với không có ǵ”.
Thậm chí, nhiều người có sở thích uống nước ngọt thường xuyên bất kể khi nào thậm chí uống thay nước lọc, để đem lại cảm giác đă cơn khát, khá kích thích và sảng khoái. Tuy nhiên bạn nên biết rằng nước ngọt không hề bổ sung nước cho cơ thể, mà c̣n gây nguy cơ mắc một số bệnh như tim đạp nhanh, hưng phấn giả và sau đó làm bạn mệt mỏi hơn. Ngoài ra việc sử dụng nước ngọt thường xuyên cũng gây các bệnh về đường hô hấp như ợ hơi, đầy hơi và chứng béo ph́.
Uống nước trong lúc ăn
Nhiều người có thói quen thường cầm trên tay một cốc nước khi ăn. Điều này hoàn toàn không tốt một chút nào. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Việc uống nước khi ăn sẽ gây loăng các dịch vị tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Mặt khác làm tăng isulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Bạn hoàn toàn có thể thể sử dụng nhẹ nhàng một th́ súp hay canh chứ không nên uống nhiều nước trong bữa ăn.
D. Hoàng (Tổng hợp)
NDT