Nhiều doanh nghiệp chế biến cà phê cảnh báo t́nh trạng cà phê pha trộn với bột bắp, đậu nành, cơm cháy… và được tạo mùi bằng hương liệu giá rẻ từ chợ Kim Biên đang tràn ngập thị trường.
Hương liệu cà phê và nhiều loại khác được bán tràn lan ở chợ Kim Biên
Theo Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa), lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường trong nước chiếm khoảng 10% tổng sản lượng. Tuy nhiên, bên lề Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2013-2014 và phương hướng niên vụ 2014-2015 vừa tổ chức tại TP HCM, một số doanh nghiệp cảnh báo, phần lớn lượng cà phê người tiêu dùng trong nước sử dụng hiện nay được chế biến từ bột bắp, đậu nành, bột gạo cháy, kết hợp với hóa chất khử chua, chất bảo quản…
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ḥa Chính, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà (Kon Tum), doanh nghiệp được UTZ Cerified (một chương tŕnh chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm) công nhận là sản phẩm cà phê bột quốc tế đầu tiên của Việt Nam cho rằng, trong số 10% tổng lượng cà phê tiêu thụ trong nước, chỉ có khoảng 3-4% là cà phê thực sự, c̣n lại là tạp chất pha trộn với hương liệu. Lượng cafein trong cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế là 3%, nhưng cà phê tại nhiều quán hiện nay hàm lượng này chỉ có khoảng 0,3-0,4%.
Một phép tính đơn giản được ông Chính đưa ra là với 1,5kg cà phê nhân (trị giá 70.000 đồng) mới cho ra 1kg bột, cộng với bao b́, chế biến (rang, xay), chi phí nhân công… giá thành tối thiểu của 1kg cà phê bột khoảng 100.000 đồng. Trong khi đó, trên thị trường đầy rẫy doanh nghiệp, cơ sở chế biến chào bán cà phê bột với giá 60.000-70.000 đồng/kg.
“Cà phê thật có màu cánh gián, khi cho đá vào sẽ thành màu hổ phách, khi đánh tan th́ đá và cà phê không quyện vào nhau. Cà phê nguyên chất chỉ thơm khi xay, trong khi cà phê dùng hương liệu, hóa chất th́ thơm lừng, một giọt hương liệu có thể tạo mùi bằng cả phin cà phê nguyên chất. Hương liệu tự nhiên nếu nhập từ Đức giá 500.000 đồng/lít, trong khi tại chợ Kim Biên (quận 5, TP HCM) chỉ 30.000 đồng/lít nhưng thơm hơn nhiều so với cà phê nguyên chất… và mua rất dễ dàng".
Cùng chung bức xúc, ông Nguyễn Văn Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ khí Vina Nha Trang - đơn vị cung cấp thiết bị trong lĩnh vực chế biến cà phê, đánh giá, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa phân biệt được chất lượng cà phê. Ly cà phê ở các quán hiện nay pha quá nhiều thứ, người uống khó có thể biết.
Phó chủ tịch Vicofa - ông Đỗ Hà Nam phân tích: Việc lạm dụng vị, hương liệu hóa chất đă gây mất hương vị đặc trưng của đồ uống này.
“Ngay cả với cà phê nhân, các nhà nhập khẩu cà phê nước ngoài thậm chí không dùng bao đựng bằng nhựa PP mà phải dùng bao đan bằng đay để tránh độc hại, trong khi người dân nước ḿnh lại uống cà phê từ đủ loại chất độc hại” - ông Nam bức xúc.
Ông Nguyễn Quang B́nh, một chuyên gia trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh cà phê trong nước nêu bất cập: cơ quan quản lư vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ quan tâm nhiều đến các công ty chế biến, xuất khẩu quy mô lớn, làm ăn đàng hoàng. Điều đáng nói là nhiều tiêu chí không phù hợp.
Trong khi đó, cà phê bên ngoài, nhất là tại thị trường TP HCM đa phần là “cà phê Kim Biên” lại không thể kiểm soát. “Bắp, đậu nành, gạo… khi bị rang cháy quá mức sẽ tạo những tiền chất gây ung thư. Từng ngày người uống loại “cà phê” này đang nạp vào cơ thể nhiều chất độc hại, chưa kể hóa chất không rơ nguồn gốc”, ông B́nh cảnh báo.
Theo Đăng Thư (Phụ nữ TPHCM)