Cựu Giám đốc điều hành một hăng hàng không Pháp Marc Dugain nghi ngờ quân đội Mỹ đă bắn rơi máy bay MH370 của Malaysia v́ sợ nó bị cướp cho mục đích khủng bố tương tự vụ 11.9 rồi t́m mọi cách để che đậy vụ việc.
Không quân Hoàng gia Australia triển khai máy bay AP-3C Orion t́m kiếm MH370 tại Nam Ấn Độ Dương hồi tháng 3.
Giả thuyết của ông Marc Dugain thêm vào một loạt những giả thuyết trái ngược nhau về chiếc máy bay mất tích bí ẩn của hăng hàng không Malaysia Airlines.
Cụ thể, trong một bài báo dài 6 trang được tuần báo Pháp Paris Match đăng tải, ông Dugainnhấn mạnh, chiếc Boeing-777 mang số hiệu MH370 có thể đă gặp sự cố và bay tới gần căn cứ quân sự của Mỹ trên lănh thổ của Anh Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, Tại đây, chiếc máy bay bị quân đội Mỹ bắn rơi do lo sợ chiếc máy bay bị cướp để phục vụ cho mục đích khủng bố tương tự vụ tấn công 11.9.
"Đây là một căn cứ quân sự rất mạnh. Nhưng thật ngạc nhiên là người Mỹ lại cũng mất dấu chiếc máy bay này hoàn toàn. Có khả năng người Mỹ đă chặn chuyến bay MH370", ông Dugain nghi ngờ.
Theo cựu lănh đạo hăng hàng không Pháp, các nhân chứng ở Maldives, ḥn đảo gần nhất với đảo Diego Garcia (cách Diego Garcia) chỉ khoảng 500 km về phía Bắc đă tuyên bố nh́n thấy một chiếc máy bay khổng lồ bay rất thấp, có màu sắc đặc trưng của hăng Malaysia Airlines bay về hướng Diego Garcia.
Bản đồ khu vực t́m kiếm MH370.
Hồi tháng 8, nhật báo Mirror của Anh cũng đưa tin nghi ngờ chuyến bay, MH370 đă bay tới đảo san hô Diego Garcia, nhưng sứ quán Mỹ tại Kuala Lumpur đă phủ nhận thông tin này.
Một phát ngôn viên sứ quán Mỹ tại Malaysia tuyên bố trên tờ Star rằng, vào thời điểm đó, không có dấu hiệu nào cho thấy MH370 bay gần Maldives hay Diego Garcia.
"MH370 không hạ cánh tại Diego Garcia", phát ngôn viên này nhấn mạnh.
Ngoài ra, cựu Giám đốc hăng hàng không Pháp Proteus Airlines, hiện không c̣n hoạt động cũng đặt ra nghi vấn rằng, chuyến bay MH370 có thể đă bị cướp từ xa và sau đó bị ép bay tới Diego Garcia.
Một cách giải thích khác, ông này nhấn mạnh, là đă xảy ra hỏa hoạn trên máy bay buộc phi hành đoàn phải tắt tất cả các thiết bị điện tử. Máy bay tiếp tục bay ở chế độ lái tự động trong khi toàn bộ hành khách và phi hành đoàn bị chết ngạt.
Trước đó, một ngư dân đă kể lại rằng "chiếc máy bay khổng lồ, với vạch màu đỏ và xanh trên nền trắng" đă bay trên đầu người này, ngay sau khi MH370 biến mất vào ngày 8.3. Ngoài ra, một b́nh cứu hỏa rỗng từ chiếc máy bay mất tích đă được cư dân trên ḥn đảo Baarah gần đó vớt từ dưới biển, ông Dugain trả lời phỏng vấn tờ Paris Match.
Cựu giám đốc hăng hàng không Pháp c̣n khẳng định, việc lấy lời khai của các nhân chứng trên đảo Maldives đă bị cản trợ. Ông này thậm chí bị một sĩ quan t́nh báo Anh tiếp cận và cảnh báo ông sẽ gặp nguy hiểm nếu cố t́m cách "giải mă" vụ mất tích bí ẩn của MH370. Theo ông, do ḥn đảo Diego Garcia là vùng lănh thổ của Anh nên họ cũng tham dự vào việc che đậy thảm kịch.
Mặc cho nước Mỹ ngay từ đầu đă phủ nhận không có bất cứ liên quan nào đến số phận của chiếc máy bay chở khách Malaysia. Tuy nhiên, theo ông Dugain, nước Mỹ được "trang bị công nghệ tốt nhất trên thế giới" không thể nào hoàn toàn mất dấu chiếc máy bay dài 63m.
Thân nhân thắp nến tưởng niệm các nạn nhân vụ MH370
Trước đó, hồi tháng 10, ông Tim Clark, Giám đốc điều hành của hăng hàng không Emirates Airlines cho biết, ông nghi ngờ thông tin về số phận của MH370 đă bị ém nhẹm bởi cho dù tất cả các hệ thống thông tin điện tử của máy bay bị tắt th́ nó vẫn không thể qua mặt radar quân sự hiện đại, tinh vi.
Vụ mất tích bí ẩn của MH370 ngày 8.3 đă trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không hiện đại. Hiện đă có một loạt các giả thuyết, bao gồm cả những giả thuyết gây sốc về số phận của chiếc máy bay mất tích của Malaysia bao gồm bị không tặc cướp hay thậm chí bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Hàng chục quốc gia đă tham gia chiến dịch t́m kiếm khổng lồ nhưng vẫn chưa t́m thấy mảnh vỡ nào của máy bay.
Hồi tháng 10, các nhà điều tra khởi động giai đoạn t́m kiếm mới, tập trung vào việc t́m kiếm dưới nước trong phạm vi ṿng cung hẹp dài ở nam Ấn Độ Dương - nơi chiếc máy bay phát đi tín hiệu vệ tinh cuối cùng. Tính đến 17.12 khu vực t́m kiếm dưới đáy biển đă lên tới 11.000 km2. Hoạt động t́m kiếm dự kiến kết thúc vào tháng 5 năm tới.
DanViet