Cuộc khủng hoảng Ukraine
Đầu năm 2014, các cuộc biểu t́nh phản đối việc chính phủ Ukraine hủy bỏ kế hoạch thắt chặt quan hệ với EU để củng cố quan hệ với Nga đă nổ ra tại Kiev từ cuối tháng 11/2013 vẫn tiếp diễn, khiến Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất. Cuối tháng 2/2014, phong trào ly khai khỏi Ukraine bùng nổ mạnh mẽ tại Crimea và sau một cuộc trưng cầu dân ư của người dân tại khu vực này, ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă kư dự luật sáp nhập bán đảo này vào lănh thổ Nga. Quyết định nói trên của Nga đă đưa đến việc phong trào đ̣i ly khai nổi lên tại các khu vực Donetsk, Luhansk và Kharkiv ở miền Đông Ukraine, cùng với đó là các cuộc giao tranh chết người liên miên mà cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc dù 2 bên đă nhiều lần đạt được các thỏa thuận ngừng bắn.
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đă khiến quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên căng thẳng nhất kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ, EU và nhiều nước khác đă liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga. 1 phần do các lệnh cấm vận, phần khác do giá dầu giảm mạnh, kinh tế Nga đă rơi vào khủng hoảng, với giá đồng rúp hiện ở mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ ở mức -0,7% trong năm 2015, thấp hơn so với mức dự báo 0% trước đó và thậm chí c̣n giảm hơn nữa nếu giá dầu mỏ tiếp tục giảm không phanh.
Đại dịch Ebola khiến hàng ngh́n người thiệt mạng
Ngày 22/12/2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố số liệu mới nhất cho hay đă có 19.340 ca nhiễm virus Ebola ở các nước Guinea, Liberia và Sierra Leone, trong đó có 7.518 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, tại Mali cũng đă có 6 người, Mỹ có 1 người, Nigeria có 8 người thiệt mạng v́ loại virus nguy hiểm này. Ebola cũng đă được phát hiện ở Tây Ban Nha và Senegal nhưng không có trường hợp tử vong.
Với con số tổn thất nặng nề như vậy, Ebola trở thành 1 trong những virus gây tử vong cao nhất từng được biết đến ở con người. Hiện, giới khoa học trên thế giới vẫn đang tích cực nghiên cứu để t́m ra vaccine pḥng ngừa virus này.
VietSN © Sưu Tập