Sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo, Nga sáp nhập Crime, dịch bệnh Ebola ở châu Phi, tuyên bố tiến tới b́nh thường hóa quan hệ với Cuba... Có thể nói, 2014 là năm "thức tỉnh" trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama và người đồng cấp Nga Putin. Ảnh: wordpress
Nga sáp nhập bán đảo Crime là cú sốc đầu tiên của năm 2014 đối với chính quyền Obama. Nhà Trắng đă đưa ra những cảnh báo cứng rắn và biện pháp trừng phạt nhưng chỉ dừng ở mức độ kinh tế chứ không phải quân sự. Đến giữa năm, với xung đột ở Iraq và Syria, một số người hoài nghi và chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Obama yếu kém.
Chỉ trích gia tăng vào tháng 8 khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đánh chiếm lănh thổ ở Syria, lúc này, ông Obama vẫn c̣n chọn lựa kế hoạch ứng phó. Vài tuần sau, ông mới quyết định điều động lính Mỹ trở lại Iraq, mở rộng oanh kích tại Syria. Mặc dù Mỹ đă giành được một số thắng lợi trong cuộc chiến chống IS nhưng hiện tổ chức này vẫn là mối đe dọa đáng kể.
Cho tới nay, các cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraina vẫn chưa được giải quyết. Quan hệ với Nga trong thời kỳ ảm đạm nhất kể từ chiến tranh Lạnh. Thậm chí sự thiếu quyết đoán của Obama trong đối sách với Nga c̣n bị cho là tạo điều kiện để Moscow "Đông tiến", bắt tay với TQ h́nh thành liên minh kinh tế, chính trị và quân sự.
Chiến lược trục xoay - nền tảng cốt lơi trong chính sách đối ngoại của Obama nhằm tái cân bằng lực lượng và các nỗ lực ngoại giao của Mỹ tại châu Á - TBD đang gặp nhiều thách thức và phân tâm bởi bất ổn ở nhiều nơi khác.
2014 thậm chí được coi là năm tồi tệ với ông Obama cho tới khi nước Mỹ diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ. Phe Dân chủ thất bại trong khi Cộng ḥa làm chủ lưỡng viện, c̣n lănh đạo Mỹ dường như "tỉnh thức" và hành động quyết đoán, tạo dựng một di sản khá ấn tượng chỉ trong vài tuần ngắn ngủi.
Với việc t́m ra những lĩnh vực mà ông có quyền hành động và không cần tới sự phê chuẩn của quốc hội, Tổng thống Obama đă cho thấy rằng ông có thể làm được nhiều việc.
Hai tuần sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông công bố một quyết định táo bạo. Đó là qua mặt lưỡng viện, đơn phương sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để cải cách luật nhập cư, giúp hàng triệu người nhập cư trái phép có thể tiếp tục ở lại Mỹ một cách hợp pháp.
Công du châu Á tháng 11, Tổng thống Obama đă chứng tỏ Mỹ vẫn quyết tâm thúc đẩy chương tŕnh nghị sự đối ngoại tích cực chủ động - chứ không phải bắt kịp hay phản ứng với sự kiện - trong hai năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống. Riêng với TQ, Obama cho thấy, ông đă biết cách "thương thảo" để xây dựng được một tiến tŕnh đối thoại, vừa mang tính chất tôn trọng lẫn nhau, vừa duy tŕ thái độ kiên quyết cần thiết.
Tiếp theo là quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài hàng chục năm nay đối với Cuba và bắt đầu tiến tŕnh b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước. Với bước ngoặt này, Obama đă để lại một dấu ấn trong lịch sử ngoại giao Mỹ với tư cách là người đặt dấu chấm hết cho một trong những di sản c̣n lại cuối cùng của chiến tranh Lạnh.
Kinh tế Mỹ trong năm 2014 đă phục hồi ấn tượng, thậm chí trở thành điểm sáng trong bức tranh c̣n ảm đạm của toàn cầu.
Kinh tế và sự quyết đoán của Obama vài tuần cuối năm đă giúp ông ghi điểm trong mắt người dân. Một cuộc thăm ḍ mới đây của CNN/ORC cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đă đạt mức cao nhất trong 20 tháng qua.
Thất bại hay thành công, nhạt nḥa hay dấu ấn, các chuyên gia cho rằng, trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại, không nên vội vă sớm tổng kết nhiệm kỳ của Obama, v́ “ông c̣n hai năm để thể hiện ḿnh”. 2015 có thể trông đợi một tổng thống Mỹ mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn, nhất là trong chính sách đối ngoại để chứng tỏ những công kích ông "mềm yếu" là sai lầm.
Riêng với châu Á, chiến lược xoay trục có thể cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Bởi phe Cộng ḥa nắm lưỡng viện, đây cũng là phe chủ trương tăng ngân sách quốc pḥng để đối phó với các nguy cơ đe dọa Mỹ ở khắp nơi. Trong chủ trương tăng ngân sách sẽ có việc gia tăng hiện diện, tăng sức mạnh quân sự ở khu vực.
Khả năng kết thúc đàm phán và kư được Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái B́nh Dương (TPP) cũng là một trong những ưu tiên trong thời gian c̣n lại làm Tổng thống của Obama. Việc kư kết TPP được phe Cộng ḥa ủng hộ mạnh mẽ trong khi không ít nghị sĩ của đảng Dân chủ tỏ ra hoài nghi. Một khi được kư kết, hiệp định này sẽ thiết lập một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Thái An, Vietnamnet