HOA KỲ - Trong đề nghị sắp hạng đại học của Bộ Giáo Dục Mỹ có hai từ ngữ đang tạo ra cuộc tranh luận gay gắt về sự hữu dụng và tính cách khả thi của kế hoạch này.
Tổng Thống Barack Obama tại hội thảo College Opportunity, Washington D.C.,tháng 12, 2014. (H́nh: Alex Wong/Getty Images)
Bộ Giáo Dục Mỹ tuần qua cho hay dự trù sẽ báo cáo về kết quả kiếm việc (employment outcomes) của sinh viên tốt nghiệp các đại học, bên cạnh học phí và các dữ kiện khác - nhằm mục đích cho các gia đ́nh dân Mỹ có thêm tin tức khi quyết định sẽ ghi danh học nơi nào. Theo CSMonitor.
Dữ kiện này hứa hẹn cho học sinh và cha mẹ của họ có một phương tiện hữu ích trước khi lấy một quyết định có ảnh hưởng lâu dài. Và “các kết quả” của người sinh viên tốt nghiệp (như mức độ kiếm được việc làm và mức lương) là điều mà chính phủ liên bang có thể theo dơi được, dựa vào các dữ kiện mà lănh vực tư nhân hay chính quyền địa phương không có.
Tuy nhiên, ư tưởng có một hệ thống lượng giá đại học của chính quyền liên bang, một điều được chính phủ Obama đưa ra một năm trước đây, bị nhiều người chỉ trích là không cần thiết hay sẽ không công bằng đối với nhiều đại học v́ cách tính điểm quá giản dị hoặc thiên lệch. Đề nghị công bố mức kiếm được việc làm và số lương cũng đặc biệt gặp nhiều phản ứng chống đối.
Vẫn theo bài báo, chính phủ Obama giải thích rằng trong thời đại mà việc có bằng cấp đại học quan trọng đối với người dân Mỹ hơn bao giờ hết, cách đánh giá mới này cần phải bao gồm những yếu tố như mức nợ trung b́nh và mức tốt nghiệp ở các trường.
Các đại học hai và bốn năm sẽ được sắp hạng theo tiêu chuẩn khá, trung b́nh hoặc kém, theo đề nghị của Bộ Giáo Dục. Bộ mời mọi người đóng góp ư kiến là có nên sắp hạng dựa trên một số đề mục như mức nợ trung b́nh và mức độ tốt nghiệp hay gộp tất cả các yếu tố vào một mức điểm cho mỗi đại học.
Thành công trong thị trường việc làm có thể được theo dơi theo tiêu chuẩn là người sinh viên tốt nghiệp có kiếm được việc làm có mức lương được coi là tạm khá (Substantial Employment), nghĩa là công việc trả gấp đôi mức thu nhập bị coi là nghèo, trong giai đoạn sơ khởi khi vừa ra trường, cũng như mức lương trung b́nh sau một thời gian đă đi làm.
Bài báo viết, một phần của ư tưởng này là việc tính toán lợi hại về thời giờ và tiền bạc bỏ ra sẽ tạo áp lực khiến các đại học không tăng học phí quá cao.
Jamienne Studley, phó thứ trưởng giáo dục, cho hay tuần qua rằng hệ thống sắp hạng này sẽ nêu rơ “các trường nổi bật trong việc thu nhận sinh viên từ mọi thành phần; chú trọng vào việc giúp dễ dàng đi học; và thành công trong việc giúp tất cả các sinh viên tốt nghiệp, có bằng cấp hay chứng chỉ thực sự có giá trị.”
“Trong một phần của tiến tŕnh này,” bà giải thích, “chúng tôi hy vọng sẽ dùng các dữ kiện của chính quyền liên bang để đưa ra được các sự đo lường chính xác và đầy đủ hơn về mức độ tốt nghiệp và có việc làm để cải thiện những ǵ đang sử dụng hiện nay.”
Đề nghị của Bộ Giáo Dục, theo các quan sát viên, đă không tiến triển ǵ nhiều một năm sau khi được công bố.
Một trong những chỉ trích về cách đánh giá của Bộ Giáo Dục Mỹ là sự chú trọng về mức lương sẽ khiến nhiều học sinh không muốn chọn những ngành trả lương thấp khi vào đại học, dù rằng những ngành này cũng rất cần thiết cho xă hội nói chung. Đó là chưa kể điều này sẽ khiến các trường đại học cắt bỏ các ngành học bị coi là không kiếm ra tiền như ngành dịch vụ xă hội.
Nhiều người khác c̣n cho rằng cách đánh giá của chính phủ Obama có nguy cơ làm các sinh viên quên đi rằng c̣n nhiều lợi ích khác của đại học chứ không chỉ đơn thuần là công ăn việc làm tốt.
Và cũng có người đặt vấn đề rằng chính phủ liên bang có nhiệm vụ cần phải theo dơi và đánh giá trong lănh vực này hay không?
“T́m cách thành lập một hệ thống mới của chính phủ liên bang, cũng rất phức tạp, để sắp hạng 6,000 trường đại học trong nước là điều không thể nào thực hiện và cũng không cần thiết,” theo lời Nghị Sĩ Lamar Alexander, thuộc Đảng Cộng Ḥa, tiểu bang Tennessee tuần qua.
“Giúp học sinh có đầy đủ tin tức cần thiết để chọn đúng trường theo học là điều quan trọng và cũng sẽ là điều chúng ta sẽ thảo luận khi tái gia hạn đạo luật đại học Higher Education Act, nhưng tôi không thể ủng hộ việc để các giới chức hành chánh ở Washington dùng tiền thuế của dân để tài trợ cho cuộc tranh đua thứ hạng,” ông Alexander nói thêm.
Cuộc tranh luận về đề nghị của Bộ Giáo Dục diễn ra trong lúc chi phí đại học đang lên cao và mức thu nhập của các gia đ́nh trung lưu ở Mỹ bị tŕ trệ, dẫn đến câu hỏi “liệu đại học có xứng với tiền bạc và thời giờ bỏ ra hay không?”
(L.T.)