Theo bảng xếp hạng cường quốc hoa hậu mới nhất của Global Beauties (điểm tính từ năm 2004 đến 2014) th́ Việt Nam (hạng 47) đă chính thức nhường lại vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á cho Indonesia (hạng 38). Và kể từ năm 2011, chỉ có duy nhất Nguyễn Thị Loan mang về thêm điểm cho nước ta. Tại sao nước ta thi nhiều mà chẳng được bao nhiêu?
“Đi ngược” thế giới
Mai Phương Thúy, Nguyễn Thị Huyền lúc đăng quang và sau khi trở thành hoa hậu là sự khác nhau lớn về nhan sắc nhờ thẩm mỹ. Ảnh: TL
Chúng ta có thể tự hào khi nhiều du khách đến Việt Nam không chỉ bị lôi cuốn bởi phong cảnh thiên nhiên, nền văn hóa đặc sắc, phong cách ẩm thực độc đáo, mà nhiều người ngoại quốc phải thốt lên rằng đi đến đâu trên đất nước này đều thấy những con người có gương mặt xinh đẹp, vóc dáng cân đối. Và cũng dễ hiểu thôi khi Việt Nam nằm ở nơi giao thoa, gặp gỡ của những nước có sức ảnh hưởng vĩ đại nhất trên thế giới.
Các dân tộc ở Đông Á (người Hán, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ...) thường mang những nét đặc trưng của đại chủng Á da vàng (Mongoloid) với đôi mắt nhỏ h́nh quả hạnh (almond) và xếch lên phía đuôi mắt, mắt thường hí, mũi hơi thấp, mặt rộng, răng hơi vẩu (hô), lưỡng quyền cao và xếp nếp mi rất rơ. Càng lên phương Bắc th́ nước da càng sáng hơn. C̣n những dân tộc ở vùng Đông Nam Á (người Java, Filipino, Malay, Chăm, Gia Rai, Ê Đê...) được xếp vào nhóm người Nam Đảo (Austronesian) có da màu vàng sậm tới nâu, cánh mũi rộng, môi hơi dày, mắt to tṛn và sâu hơn, đa số có mắt 2 mí.
Và tại các cuộc thi sắc đẹp, người ta vẫn thường thấy đại diện của Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore là những cô gái lai Á-Âu, thậm chí là gốc Âu 100%. Trong khi đại diện cho Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều là những gương mặt Á Đông da vàng, nhiều lúc c̣n hao hao giống nhau. Và, điều mà thế giới đánh giá cao ở những nhan sắc Việt, đó là đường nét trên khuôn mặt dễ nh́n hơn người vùng Đông Á với những đặc điểm thường thấy của người da vàng, nhưng hoàn toàn không mang quá nhiều nét lai Âu Mỹ như những quốc gia Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là người Việt là đẹp nhất khu vực và nét đẹp tự nhiên của chúng ta không có đối thủ. Có lẽ quy định cấm các thí sinh giải phẫu thẩm mỹ (GPTM) tham dự các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi th́ Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới (cùng với Pháp và Colombia) và dường như là duy nhất ở khu vực châu Á. Ngay cả ở cuộc thi được xem là “khuôn mẫu” nhất như Hoa hậu Thế giới (HHTG) th́ cũng đă có vài người đẹp đăng quang, hay ở vị trí á hậu đă từng “trải qua dao kéo” dù ít dù nhiều (ví dụ: Ivian Sarcos - HHTG 2011; Maria Julia Mantilla - HHTG 2004; Edina Kulcsár - Á hậu 2014; Andriana Vasini - Á hậu 2010; Perla Betran - Á hậu 2009; Gabrielle Walcott - Á hậu 2008; Ingrid Rivera - Á hậu 2005...). Nhiều nước trên thế giới không phản đối việc GPTM để làm cho một cô gái trở nên hoàn hảo hơn và tự tin hơn. Nhưng việc lạm dụng GPTM để biến các cô gái thành một con người khác hoàn toàn th́ là điều không nên khuyến khích (đặc biệt là ở Thái Lan hay Hàn Quốc).
Ngay cả đến các cựu Hoa hậu Việt Nam (HHVN) như Nguyễn Thị Huyền, Mai Phương Thúy, Trần Thị Thùy Dung, hay Đặng Thị Ngọc Hân đều từng bị dư luận “ném đá” v́ nhan sắc lúc mới đăng quang. Nhưng sau này, các cô đều nhờ đến GPTM để chỉnh đi những khuyết điểm trên cơ thể ḿnh. Việc các cô trở nên xinh đẹp hơn trước, cuốn hút hơn đều được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt. Hăy nh́n vào Colombia, khi họ chỉ cử những hoa hậu quốc gia chưa qua GPTM và chỉ một lần duy nhất đăng quang Hoa hậu Hoàn Vũ (HHHV), trong khi nước láng giềng Venezuela đă 7 lần đoạt vương miện HHHV. Hay như nước Pháp cũng cấm GPTM và kể từ sau chiếc vương miện HHHV 1953 th́ nước này chưa bao giờ có thêm được vị trí á hậu ở top 5.
Chỉ có ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nếu người đẹp có danh hiệu trong các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi/người đẹp th́ cat-xê đi diễn sẽ cao hơn. Trong khi đó, ở nước ngoài, các cuộc thi sắc đẹp luôn là “băi đáp” dành cho những người mẫu sắp “về hưu”. Bởi v́, đi catwalk kiểu người mẫu tŕnh diễn th́ chỉ có một kiểu đi và càng trẻ tuổi th́ càng dễ uốn nắn cho dáng đi đẹp. C̣n khi đi catwalk hoa hậu th́ phải lựa kiểu đi sao cho phù hợp với phong cách (gợi cảm, ngọt ngào, quư phái...), đi áo tắm thế nào, mặc áo dạ hội cũng có nhiều kiểu khác nhau (ví dụ như váy xẻ đùi th́ đi phải khác đầm đuôi cá, hay váy ôm sát người đi sẽ khác so với đầm x̣e...).
Thậm chí mỗi nước cũng có riêng phong cách tŕnh diễn khác nhau. Như người đẹp Puerto Rico lúc nào cũng bước chân thoăn thoắt, dứt khoát với nụ cười chữ A hết cỡ. C̣n người đẹp Venezuela lại đi hơi ngả lưng ra sau chút xíu, dáng đi điệu đà, uyển chuyển cùng ánh mắt lướt nh́n xung quanh khán pḥng. Trong khi người đẹp Colombia th́ bước đi nhẹ nhàng, thoải mái, với nụ cười ngọt ngào. Hay như các người đẹp Nga luôn bước đi từ tốn, ung dung, thướt tha và kèm theo nụ hôn gió rất đặc trưng... Thêm nữa, để tập cười, biểu cảm khuôn mặt để trở thành một hoa hậu rất khó, cần nhiều thời gian khổ luyện hơn là giữ vẻ lạnh lùng, vô cảm của một người mẫu, như là một manequin di động.
Quay lại vấn đề “lệch pha” tuổi tác trong cách gửi thí sinh của Việt Nam tham gia các cuộc thi người mẫu và sắc đẹp. Chúng ta hẳn vẫn c̣n nhớ h́nh ảnh rất “tội nghiệp” của Phạm Thị Mai Phương (năm 2002), Nguyễn Thị Huyền (năm 2004), Mai Phương Thúy (năm 2006) khi vừa mới đăng quang ở cuộc thi HHVN chỉ ở tuổi 17-18 và lên đường tham dự HHTG trễ hơn tất cả các thí sinh khác hơn cả tuần lễ và may mắn nhờ vào b́nh chọn của khán giả nhà mà các cô được số phiếu cao, có tên vào ṿng tứ kết/bán kết. Các cô đều không được chuẩn bị kỹ lưỡng, bản lĩnh non nớt, ngoại ngữ giao tiếp yếu, không tự biết cách làm đẹp cho bản thân... chẳng khác nào chim non chưa đủ lông đủ cánh mà đă cho bay ra ngoài. Trong khi đó, các người đẹp đến từ châu Âu hay châu Mỹ được giáo dục trong môi trường tự lập, đề cao cái tôi nên trưởng thành rất sớm so với nhiều bạn gái cùng trang lứa ở Việt Nam được giáo dục trong môi trường truyền thống, lễ giáo, phép tắc. V́ thế các thí sinh ở độ tuổi 18-19 ở nước ngoài dễ dàng đoạt vị trí cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Một minh chứng cụ thể khác là tại cuộc thi Elite Model Look (EML) 2014 mới diễn ra ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) tháng 11 vừa qua, thí sinh Đặng Thị Lệ Hằng của Việt Nam nằm trong nhóm những thí sinh lớn tuổi nhất (21 tuổi), trong khi phần lớn các thí sinh khác đều trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Riêng tại cuộc thi EML đă có 5 cô gái chiến thắng khi chỉ mới 14 tuổi. Và dường như, các đại diện của Việt Nam khi tham dự các cuộc thi người mẫu quốc tế khi tuổi đă “xế chiều” (trên 20 tuổi).
Rất nhiều ví dụ cho thấy, từ một người mẫu trở thành một hoa hậu đôi khi phải đến 4-5 năm, chứ không phải “ngược đời” như ở Việt Nam. Tân HHTG 2014 Rolene Strauss, đại diện Nam Phi tham dự EML 2007 tại Cộng ḥa Séc khi mới sắp sửa đón sinh nhật lần thứ 15 và có tên trong top 15 bán kết. Hay như HHHV 2008 Dayana Mendoza, bỏ học từ năm 15 tuổi, đại diện Venezuela vào top 15 bán kết EML 2001 tại Pháp. C̣n HHTG 2002 người Thổ Nhĩ Kỳ Azra Akin cũng vào top 16 bán kết EML 1998 tại Pháp. Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2008 Miriam Odemba, đến từ Tanzania từng là thí sinh châu Phi duy nhất góp mặt trong Top 11 bán kết EML 1999 ở Pháp.
Và ở một số người đẹp mang lại niềm tự hào cho Việt Nam tại các đấu trường quốc tế danh tiếng, quy mô nhất cũng phải bỏ ra ít nhất 3-4 năm từ lúc có danh hiệu trong nước, “trầy da tróc vẩy” ở một số cuộc thi “ao làng”, mà gần đây nhất là trường hợp của người đẹp Nguyễn Thị Loan (top 5 HHVN 2010, Á hậu 2 Hoa hậu các dân tộc 2013 và top 25 HHTG 2014). Quá tŕnh chuẩn bị trước khi “đem chuông đi đánh xứ người” của một vài đại diện Việt Nam khác sẽ được chúng tôi đăng tải ở số báo sau, trong bài viết “Câu chuyện đằng sau những người đẹp đi thi quốc tế”.
Donald Nguyễn