Việc giá dầu thô sụt giảm mạnh trong mấy tháng cuối năm 2014, bắt nguồn từ việc Mỹ đẩy mạnh sản xuất năng lượng và Saudi Arabia hạ mạnh giá dầu thô xuất khẩu của ḿnh vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thế giới đang đi xuống, đă làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về triển vọng tăng trưởng kinh tế chủ yếu ở những quốc gia xuất khẩu dầu thô.
Đối với Việt Nam, một nước xuất khẩu ṛng dầu thô với doanh thu từ dầu thô khoảng 7-8 tỉ đô la (với sản lượng khoảng 8-9 triệu tấn/năm) và nộp ngân sách khoảng 4-5 tỉ đô la hàng năm, việc giá dầu thô giảm đi khoảng 20-25% đồng nghĩa với hụt thu ngân sách khoảng trên dưới 1 tỉ đô la/năm (20.000 tỉ đồng), một khoản tuy là tương đối nhỏ so với tổng thu ngân sách (dự tính đạt 911.100 tỉ đồng năm 2015) nhưng cũng là một khoản thu quan trọng trong bối cảnh ngân sách tiếp tục được dự toán ở mức thâm hụt khá lớn, tới 5% GDP năm 2015.
Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp lên ngân sách, giá dầu thô sụt giảm kéo theo giá xăng dầu thành phẩm, từ đó làm tổn thất thuế, phí thu từ nhập khẩu xăng dầu và các loại thuế phí liên quan khác gắn liền với giá xăng dầu nhập khẩu.
Chưa thấy có những tính toán sơ bộ tổng hụt thu từ việc giảm giá dầu thô ở một số mức, nhưng có lẽ thất thu từ thuế phí ứng với mức giảm giá dầu thô 20-25% sẽ nhỏ hơn đáng kể con số 1 tỉ đô la dự tính cho hụt thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô như nói ở trên.
Giá dầu thô giảm nh́n chung sẽ chỉ bất lợi cho ngân sách, nếu có, trong thời gian ngắn hạn, chứ không nhất thiết là hồi chuông cảnh báo cho triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Trong bối cảnh giá dầu thô sụt giảm này, điều đáng lạc quan là tác động tích cực của giá xăng dầu nhiên liệu thấp hơn lên tiêu dùng, đầu tư và do đó tăng trưởng kinh tế. Cần lưu ư rằng tuy là nước xuất khẩu ṛng dầu thô nhưng chênh lệch giữa doanh thu từ xuất khẩu dầu thô và chi phí nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu là không lớn ở Việt Nam. Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm dầu gần tương đương với khối lượng dầu thô xuất khẩu (khoảng 7,4 triệu tấn năm 2013). Xét về mặt giá trị, do sản phẩm dầu thường có giá đơn vị cao hơn dầu thô nên chênh lệch xuất nhập khẩu này thậm chí c̣n nhỏ hơn nữa.
Ngược lại với trường hợp giá dầu tăng cao, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, khi giá dầu hạ, chi phí cho nhiên liệu trong thu nhập khả dụng của dân chúng sẽ giảm đi, làm cho sức mua của người dân tăng lên. Tương tự như vậy, chi phí vận tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi, giúp cải thiện thu nhập của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm và dịch vụ.
Trên giác độ vĩ mô, giảm giá xăng dầu tạo điều kiện giảm giá cả (hoặc chí ít th́ cũng giảm bớt đà tăng của giá cả) của nhiều hàng hóa, vốn ít nhiều đều có liên quan đến giá xăng dầu, từ đó giảm áp lực lạm phát. Những yếu tố vi mô và vĩ mô này góp phần cải thiện ḷng tin, kích thích tiêu dùng và đầu tư của hộ dân và doanh nghiệp. Có thể ví tác động của việc giảm giá xăng dầu với tác động của việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho tăng tiêu dùng và đầu tư.
Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của các chủ thể kinh tế sẽ giúp cải thiện nguồn thu thuế và phí cho ngân sách, bù đắp một phần (hoặc toàn bộ) cho thất thu ngân sách trực tiếp do giá dầu thô giảm.
Với những lư do trên, đi đôi với chênh lệch không lớn giữa xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm dầu ở Việt Nam nên giá dầu thô giảm nh́n chung sẽ chỉ bất lợi cho ngân sách, nếu có, trong thời gian ngắn hạn, chứ không nhất thiết là hồi chuông cảnh báo cho triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, như với trường hợp một số các nước phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu thô khác.
Tuy vậy, Việt Nam cần phải xây dựng một số kịch bản kinh tế ứng với một số mức giá dầu thô khác nhau. Trong trường hợp giá dầu thực sự giảm mạnh đúng như dự báo trong năm 2015 th́ Việt Nam cần phải chủ động tiến hành những biện pháp đối phó hữu hiệu xác định trước nào đó để giảm thiểu tác động tiêu cực của giá dầu lên thu ngân sách.
Trên góc độ này, khá ngạc nhiên khi thấy dự toán ngân sách của Việt Nam năm 2015 vẫn được xây dựng dựa trên giá dầu dự báo ở mức 100 đô la/thùng, trong khi kịch bản đối phó với giá dầu thấp hơn lại chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh sản lượng dầu thô khai thác và dự trữ, mà không hề thấy đề cập đến khả năng phải cắt giảm chi tiêu ngân sách bao nhiêu và cắt giảm cụ thể ở những khoản nào, đồng thời tăng thu từ các nguồn phi dầu mỏ như thế nào, bao nhiêu.
Nh́n rộng ra, những giải pháp cắt giảm chi tiêu cụ thể và thiết thực để đối phó với tác động giá dầu giảm như ở Nigeria nêu trên là một tham khảo tốt cho Việt Nam, và không những trong bối cảnh giá dầu sụt giảm mạnh mà c̣n ngay cả trong hoàn cảnh b́nh thường, khi xét đến t́nh trạng thâm hụt ngân sách kinh niên và không có dấu hiệu giảm đi như ở Việt Nam hiện nay.
Dự báo giá dầu thô trong năm 2015 đă liên tục được điều chỉnh giảm song song với diễn biến đi xuống của giá dầu thô giao ngay. Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA) hồi giữa tháng 11 đă sửa lại dự báo giá dầu WTI ở mức trung b́nh trong năm 2015 xuống c̣n 77,8 đô la/thùng thay v́ mức 94,2 đô la/thùng đưa ra hồi tháng 10 (giá dầu WTI được dự đoán đạt trung b́nh 95 đô la/thùng năm 2014).
Các nước xuất khẩu dầu thô khác cũng giảm dự báo giá dầu của ḿnh, đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó với hậu quả của giá dầu thô sụt giảm lên thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, Nigeria, một quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn ở châu Phi đă dự báo (tại thời điểm viết) giá dầu sẽ chỉ c̣n 73 đô la/thùng trong năm 2015, thay cho mức 78 đô la/thùng đưa ra trước đó. Đối phó lại với triển vọng này, Nigeria dự định tăng thu từ các nguồn phi dầu mỏ, song song với cắt chi tiêu không cần thiết và lăng phí từ ngân sách. Những biện pháp tiết giảm chi tiêu gồm hạn chế đi công tác nước ngoài của công chức, dừng các chương tŕnh đào tạo ở nước ngoài, và cắt giảm biên chế của chính quyền liên bang.
vnn
|
|