Mặc dù giá xăng vừa có đợt giảm mạnh, hơn 2.000 đồng/lít ngày 22.12, nhưng tính đến thời điểm hiện nay giá thực phẩm không hề có xu hướng giảm, thậm chí c̣n rục rịch tăng v́ cận kề Tết Dương lịch. Theo khảo sát của PV Một Thế Giới ngày 22.12 tại một số chợ ở Hà Nội như chợ Kim Liên, chợ Thành Công, chợ Cầu Giấy, chợ Hôm... mặc dù giá xăng vừa có đợt giảm vào đầu tuần, nhưng giá thực phẩm như thịt tăng khoảng 2-5%, hải sản tăng khoảng 5% và các loại rau xanh tăng nhẹ 1-2% so với trước. Cụ thể, tại chợ Cầu Giấy và chợ Thành Công, các loại rau cải, bắp cải, súp lơ, rau cải cúc, rau cần... đều tăng nhẹ, từ 1.000-2.000 đồng/mớ hoặc 1kg. Các loại củ như cà chua tăng 3.000 đồng/kg, khoai tây tăng thêm từ 2.000-4.000 đồng/kg.... Các loại thịt như thịt lợn cũng tăng thêm từ 3.000-7.000 đồng/kg so với trước, ở mức 85.000-110.000 đồng/kg. Thịt ḅ tăng thêm khoảng 7.000 đồng/kg, ở mức 230.000-290.000 đồng/kg. Thịt gà công nghiệp tăng khoảng 5.000 đồng/kg, ở mức 70.000-85.000 đồng/kg. Riêng thịt gà ta lông tăng thêm 10.000 đồng/kg, ở mức 125.000-140.000 đồng/kg. Các loại hải sản như tôm sú tăng 10.000 đồng/kg, mực tăng thêm từ 10-30.000 đồng/kg. Riêng các loại cá như cá trắm cũng tăng thêm từ 5.000-10.000 đồng/kg, cá chép tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg. "Chúng tôi cũng rất muốn giảm giá cho người tiêu dùng nhưng không thể được v́ nhà cung ứng không giảm” - Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói. Tại chợ Hôm, giá cả các mặt hàng thực phẩm có mức tăng cao hơn, khoảng 5% so với trước. Trung b́nh các loại rau tăng từ 3.000-5.000 đồng/mớ, các loại củ, quả tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Đặc biệt, các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà cũng tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg. Riêng hải sản có mức tăng 30.000-50.000 đồng/kg... "Dù giá xăng có giảm nhiều thật nhưng ở chợ đầu mối người ta có giảm chi phí vận chuyển đâu mà chúng tôi giảm được. Thậm chí tuần này và tuần tới rất nhiều ngày lễ, vừa xong là Noel, rồi ngày nghỉ cuối tuần, sang tuần là Tết Dương lịch được nghỉ tận 4 ngày nên giá thực phẩm tăng không có ǵ là lạ cả. So với các năm trước th́ mức giá các loại rau củ năm nay tăng rất nhẹ rồi, chỉ thêm một vài ngh́n chứ mấy" - chị Hạnh, tiểu thương buôn bán rau củ tại chợ Cầu Giấy cho biết. Đồng quan điểm với chị Hạnh, chị Nguyễn Phương - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Hôm cũng cho rằng, giá thực phẩm mặc dù có tăng, nhưng theo chị tăng không tăng nhiều. "Năm nào cũng thế, cứ tầm này là các loại thịt bắt đầu tăng giá rồi. Năm ngoái lợn hơi mua vào c̣n tăng 10-15.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg. Cho nên chúng tôi bán ra cũng chỉ tăng rất nhẹ, không đáng kể. C̣n giá xăng có giảm thật nhưng tiền cước có giảm đâu. Nghe mọi người nói giá vé ô tô c̣n chẳng giảm th́ tiền vận chuyển mấy con lợn này có đáng là bao đâu mà giảm giá thực phẩm" - chị Phương nói. Ngay cả mặt hàng được cho là "dính" đến cước vận chuyển nhiều nhất như hải sản cũng vin cớ sắp đến Tết Dương lịch để tăng giá theo. "Tôi công nhận là giá cước vận chuyển đường dài có giảm chút ít, nhưng bù lại là đến thời điểm cuối năm, nhu cầu ăn uống nhiều, mà năm nay dân biển đi đánh bắt kém lắm, mất mùa nhiều thành ra cung th́ ít mà cầu th́ nhiều, các loại tôm, cá thi nhau mà tăng giá. Bây giờ mới chỉ tăng 10.000-20.000 đồng/kg tôm hay mực thôi, nhưng sang tuần có khi phải tăng đến 30.000-40.000 đồng/kg. Tết mà, nên cái ǵ chẳng tăng giá" - anh Hùng, một tiểu thương buôn bán hải sản tại chợ Kim Liên cho biết. Trao đổi với Một Thế Giới, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, sở dĩ giá xăng dầu giảm mạnh nhưng vẫn không tác động được đến giá cả thị trường là do việc quản lư về giá chưa mạnh, các cơ quan Nhà nước chưa thực sự quyết liệt trong công tác b́nh ổn giá... "Chúng tôi cũng rất muốn giảm giá cho người tiêu dùng nhưng không thể được v́ nhà cung ứng không giảm” - ông Phú nói. Trên cơ sở đó, ông Phú đề xuất các cơ quan quản lư nên chọn một số mặt hàng thiết yếu để rà soát. Nếu làm tốt việc quản lư những mặt hàng này th́ mặt bằng giá cả chung sẽ giảm theo. tm
|
|