Điện nội ế trong khi EVN đều đặn nhập khẩu điện Trung Quốc; người dân Việt Nam phải mua xăng đắt hơn ở Mỹ... Tất cả đều là "chuyện b́nh thường". Nhập điện từ Trung Quốc: Rất b́nh thường Mới đây, vào chiều 30/12, phản hồi với báo giới trước thông tin cho rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thiếu minh bạch và “tự làm khó” ḿnh khi vẫn duy tŕ mua điện của Trung Quốc, trong khi công suất của các nhà máy trong nước hiện đang có xu hướng thừa điện, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri đă lên tiếng phủ nhận. Theo ông, việc mua điện của các nước ngoài biên giới là chuyện “rất b́nh thường” với doanh nghiệp ngành điện. Với EVN và Việt Nam cũng vậy. Bởi lẽ, ông nói, khi kết nối được với lưới điện các nước khác th́ chúng ta cũng tăng được công suất dự pḥng. Trong trường hợp gặp sự cố hoặc nguồn điện trong nước không bảo đảm, th́ việc liên kết với lưới điện các nước là điều cần thiết. “Mỹ vẫn mua điện của Canada v́ rẻ hơn là tự sản xuất. Đối với Việt Nam, chúng ta đă tham gia chương tŕnh “liên kết lưới điện ASEAN”, hiện đă liên kết với Campuchia và Lào, sắp tới là Thái Lan để có thể tận dụng công suất dư thừa của các nước này”, ông Tri cho hay. Bên cạnh đó, việc mua điện của nước ngoài nhiều khi cũng là việc “bất khả kháng”, v́ để xây dựng một nhà máy điện, từ lúc lập dự án đến khi phát điện trung b́nh khoảng10 năm, có nhà máy như Sơn La lên tới 20 năm, nhiệt điện cũng 7 - 8 năm. “Việc kết nối lưới điện sẽ làm cho độ tin cậy dự pḥng cao lên, chi phí đầu tư giảm đi, công suất khả dụng tăng lên, từ đó giảm sức ép về đầu tư”, lănh đạo EVN giải thích. Theo ông Tri, điều đáng nói hơn, hiện nay, mặc dù miền Bắc đủ điện nhưng một số lưới điện 110 kV ở biên giới nếu lấy điện của EVN sản xuất th́ điện áp rất thấp, chẳng hạn như Móng Cái nếu lấy từ Cẩm Phả th́ không đảm bảo. Do đó, hiện nay khu vực này vẫn đang phải dùng điện Trung Quốc v́ điện áp bảo đảm, ổn định hơn. T Ông Tri cho biết thêm, nếu như năm 2010 Việt Nam mua điện của Trung Quốc lên tới 5,6 tỷ kWh, th́ năm 2015 tới sẽ chỉ mua khoảng 1,8 tỷ kWh. Và theo hợp đồng đă kư, th́ việc mua điện của Trung Quốc cũng sẽ kết thúc vào năm 2015. Điều nghịch dị là trong khi EVN đều đặn nhập khẩu điện từ Trung Quốc th́ nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ thường xuyên tố bị phân biệt đối xử, bị ép giá bán thấp, thường xuyên không được huy động hết công suất, nhất là vào giờ cao điểm. Trong diễn biến mới nhất, hiện EVN đang có hai lựa chọn, hoặc đề xuất tăng giá điện, hoặc kiến nghị Chính phủ một số cơ chế. Xăng Việt đắt hơn xăng Mỹ: Không thấy bất thường Ngày 22/12, giá xăng RON92 tại Việt Nam đă giảm xuống c̣n 17.881 đồng/lít. Trong khi đó, theo khảo sát của hăng nghiên cứu Lundberg, trong ngày 19/12, giá xăng loại thường ở Mỹ nằm ở mức 2,47 USD mỗi gallon, tương đương chưa đến 14.000 đồng/lít. Đây là mức giá xăng thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Như vậy, giá xăng trung b́nh ở Mỹ vẫn thấp hơn so với giá xăng đă được điều chỉnh giảm mạnh tại Việt Nam. Cũng từng đề cập đến chuyện xăng Việt Nam đắt hơn Mỹ, đầu tháng 7/2014, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng việc này "không có ǵ bất thường". C̣n ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) dù xác nhận điều này nhưng cho rằng để so sánh, cần phải xem xét nhiều yếu tố và những đặc thù khác nhau chứ không chỉ đơn thuần về mức giá. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế c̣n khẳng định, giá xăng dầu Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước có chung biên giới. "Tính b́nh quân th́ tỷ lệ thuế, phí chiếm trong giá bán xăng dầu của Việt Nam thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới hoặc nước có điều kiện tương đồng. Cụ thể với mặt hàng xăng, tỷ lệ thuế chiếm 32% giá bán, thấp hơn so với mức trên 36% của Lào, gần 36% của Thái Lan và xấp xỉ 34% của Trung Quốc. V́ vậy, giá bán lẻ xăng (RON 92) của Việt Nam cũng thấp hơn các nước đó. Đối với dầu diezen, tỷ lệ thuế ở Việt Nam chỉ chiếm có 21% trong giá bán nên giá cũng thấp hơn các nước này". Dù tất cả những vấn đề trên được coi là "rất b́nh thường" nhưng sau cùng, người tiêu dùng Việt Nam vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt tḥi nhất. tm
|
|