Các số liệu thống kê cho thấy, có đến 2/3 các dự án EPC ở Việt Nam là do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Và theo các chuyên gia kinh tế, đây là các dự án lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế VN, song chất lượng thấp, có t́nh trạng vi phạm luật lao động. Vậy cần làm ǵ để giảm bớt các dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc?
2/3 các dự án EPC rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc
Theo thống kê của Trung tâm WTO, hiện nay các nhà thầu Trung Quốc đang là tổng thầu EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công tŕnh) của 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án khai thác chế biến bô-xít, 49/62 dự án xi măng…
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13,05 km mang tính chất đặc thù bởi kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông với kinh doanh vận tải - một cơ chế tài chính chưa có tiền lệ và công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Theo dự toán ban đầu, dự án này có tổng mức đầu tư 552 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án gồm thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư, xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thực hiện theo h́nh thức tổng thầu EPC.
Tuy nhiên, vào khoảng 4h sáng ngày 28.12, đă xảy ra vụ sập giàn giáo thi công nhà ga đoạn gần Nguyễn Trăi đi Hà Đông (Hà Nội), đè lên một chiếc taxi. Trên taxi thời điểm xảy ra tai nạn có 4 người, lái xe taxi bị thương đă được đưa đi cấp cứu, 3 người c̣n lại an toàn.
Riêng trong lĩnh vực nhiệt điện, có 21/36 dự án mà nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC với công suất lắp đặt chiếm khoảng 55,3% tổng công suất các nhà máy lắp đặt theo các Dự án này.
Qua các nhận định khá thống nhất của Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cũng như nhiều chuyên gia th́ các Dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu EPC là những dự án lớn, hiệu quả của các dự án này có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là các dự án liên quan tới năng lượng.
Điều này khiến cho một phần đáng kể trong nguồn cung năng lượng và các hoạt động của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các nhà thầu Trung Quốc.
Cũng từ hiện trạng này mà các doanh nghiệp Việt Nam mất cơ hội tham gia vào các Dự án lớn này.
"Phần lớn các Dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu sử dụng toàn bộ vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị Trung Quốc với công nghệ, công suất và hiệu quả hạn chế. T́nh trạng này một mặt làm trầm trọng hơn t́nh trạng nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam, mặt khác mang tới những rủi ro về chất lượng và hiệu quả vận hành của các nhà máy sau khi xây dựng. Trên thực tế, đă có nhiều nhà máy gặp trục trặc kỹ thuật khi đi vào vận hành và thời gian để sửa chữa, bảo dưỡng kéo khá dài, ảnh hưởng trực tiếp tới công suất hoạt động của các nhà máy này" - một đại diện của Trung tâm WTO (thuộc VCCI) cho biết.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, việc giao tổng thầu EPC cho nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cũng khiến cho các doanh nghiệp ngành cơ khí của Viêt Nam mất đi cơ hội được tham gia vào các Dự án lớn, kéo theo đó là mất đi cơ hội lợi nhuận, việc làm cho người lao động và sự phát triển của ngành cơ khí.
Trong khi đó, nhiều Dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu sử dụng hàng ngàn lao động Trung Quốc, trong đó đa phần là các lao động phổ thông. T́nh trạng này vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động của Việt Nam về các điều kiện đối với lao động nước ngoài, đồng thời làm mất đi cơ hội việc làm và thu nhập của hàng ngàn người lao động Việt Nam ở các khu vực thực hiện Dự án.
Tại sao các Dự án trọng điểm của Việt Nam phần nhiều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc?
Một trong những lư do được cho là nguyên nhân khiến các nhà thầu Trung Quốc thường thắng thầu trong các Dự án sử dụng Ngân sách Nhà nước là việc pháp luật Đấu thầu quy định các điều kiện chọn thầu mà nhà thầu Trung Quốc có lợi thế, đặc biệt là quy định về tiêu chí giá thấp.
Luật Đấu thầu sửa đổi năm 2013 được cho là đă bổ sung các quy định nhằm khắc phục t́nh trạng này, tuy nhiên thời gian thực thi Luật Đấu thầu 2013 chưa nhiều, và v́ vậy chưa thấy rơ được tác động cũng như các hạn chế nếu có của Luật này.
Bên cạnh đó, trong quá khứ, nhiều quy định tốt của Luật Đấu thầu đă không được thực hiện trên thực tế v́ nhiều lư do, trong đó có hiện tượng có quá nhiều ngoại lệ trong thực thi Luật khiến các nguyên tắc trong Luật bị vô hiệu hóa hoặc nhiều quy định tính kỹ thuật có ảnh hưởng tới kết quả chọn thầu trong pháp luật đấu thầu cũng chưa phù hợp hoặc không rơ ràng… Đó cũng là nguyên nhân khiến các nhà thầu Trung Quốc có cơ hội thắng thầu nhờ thế mạnh giá thấp hoặc qua các hành vi không minh bạch khác.
Cần phải làm ǵ để giảm bớt các dự án rơi vào tay Trung Quốc?
Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm WTO đă tiến hành nghiên cứu và đưa ra một loạt các giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài để kiến nghị Chính phủ thực hiện, nhằm tăng cường tính chủ động hơn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, các giải pháp cấp bách mà Việt Nam cần phải thực hiện là cần rà soát lại việc thực hiện các quy định pháp luật đă có liên quan tới việc mời, chọn thầu và trách nhiệm quản lư nhà thầu của các chủ đầu tư. Bởi trên thực tế, nhiều bất cập trong hiện trạng của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam xuất phát từ chính lỗi của các chủ đầu tư Việt Nam trong việc mời và lựa chọn nhà đầu không đúng với các quy định đă có.
Do đó, việc rà soát thực thi pháp luật về đấu thầu sẽ cho phép xử lư ngay t́nh trạng này mà không cần phải thiết lập bất kỳ biện pháp chính sách mới nào.
Cụ thể hơn, Trung tâm WTO kiến nghị phải bắt đầu từ việc rà soát việc thực hiện các quy định về quy tŕnh mời, điều kiện chọn thầu và trách nhiệm quản lư nhà thầu của Chủ đầu tư, ít nhất đối với các Dự án trọng điểm quốc gia và các Dự án thuộc các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng, bao gồm cả các Dự án đă và đang thực hiện quá tŕnh này.
Cũng cần phải rà soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ưu tiên sử dụng vật tư hàng hóa nội địa trong đấu thầu, ưu tiên các tổng thầu sử dụng nhiều doanh nghiệp nội địa của Chủ đầu tư trong các Dự án. Xử lư nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định nói trên đối với các Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian tới thuộc các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của Trung tâm WTO cũng cho rằng, Việt Nam cần thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam của nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), đặc điểm của một số dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận là chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều. Một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp. Do đó, giá hợp đồng đội lên khá nhiều.
Pháp luật Việt Nam đă có quy định tương đối đầy đủ về các điều kiện thực hiện thầu của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có việc không đảm bảo cam kết Dự án, sử dụng lao động nước ngoài…
Tuy nhiên, phần nhiều những bức xúc trong thời gian gần đây liên quan tới các nhà thầu chủ yếu xuất phát từ việc các nhà thầu thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không phát hiện, hoặc không xử lư nghiêm các vi phạm.
Cho nên Việt Nam cần phải xử lư ngay t́nh trạng này, từ đó khắc phục được t́nh trạng nhà thầu nước ngoài thực hiện Dự án chất lượng kém, vi phạm cam kết, vi phạm pháp luật Việt Nam.
"Việt Nam cần tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện, chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về đấu thầu, lao động… đối với nhà thầu nước ngoài, tập trung vào các nhà thầu Trung Quốc, ít nhất là nhà thầu thực hiện các Dự án trọng điểm quốc gia, Dự án thuộc các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng. Xử lư nghiêm khắc các trường hợp vi phạm từ kết quả thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (đặc biệt đối với các trường hợp vi phạm pháp luật lao động), nếu cần có thể đấu thầu lại từng phần đối với các Dự án có vi phạm nghiêm trọng trong đấu thầu và thực hiện gói thầu;
Phối hợp với Chủ đầu tư rà soát, kiểm tra việc tuân thủ các cam kết trong Hợp đồng của nhà thầu nước ngoài, ít nhất là nhà thầu thực hiện các Dự án thuộc các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng. Hỗ trợ Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp chế tài hiệu quả để xử lư các trường hợp phát hiện vi phạm Hợp đồng" - đại diện Trung tâm WTO cho biết.
Về mặt lâu dài, các chuyên gia Trung tâm WTO cho rằng cần loại bỏ các lợi thế bất hợp lư và không công bằng mà nhà thầu Trung Quốc được hưởng trong so sánh với nhà thầu Việt Nam và nhà thầu các nước khác. Và đảm bảo các chính sách lớn của Chính phủ qua Luật này phát huy được hiệu quả và đạt được các mục tiêu mong muốn.
Bên cạnh đó, cần thanh tra các Dự án quan trọng, xác định các dấu hiệu tham nhũng, hối lộ hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật đấu thầu để xử lư được các hiện tượng tham nhũng, hối lộ tại các Dự án liên quan.
Xác định các Dự án có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đấu thầu, từ đó rút lại các Dự án có tham nhũng, hối lộ, vi phạm nghiêm trọng để chuyến sang các nhà thầu có năng lực hơn, từ đó nâng cao hiệu quả của Dự án; tạo hiệu ứng răn đe đối với các Chủ đầu tư, nhà thầu của các Dự án khác, từ đó lành mạnh hóa môi trường đấu thầu Việt Nam.
tm
|
|