Chính sách quân sự mới nhất của Nga cho thấy, các nước phương Tây không phải là đối thủ chính thức th́ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, là nguồn gốc đe dọa Nga. Mạng "The National Interest"/ Lợi ích quốc gia, Mỹ ngày 30 tháng 12 năm 2014 có bài viết cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26 tháng 12 đă kư một chính sách hay nói khác là học thuyết quân sự mới, chính sách này là một phần của quyết sách cuối cùng trong năm 2014 của Nga, phản ánh sự thay đổi trong chính sách ngoại giao năm 2014 của Nga đối với việc bố trí hải quân và tư thế mới của Nga đối với an ninh quốc gia.
Bài viết cho rằng, về bản chất, Nga phải sử dụng sức mạnh quân sự đối với Ukraine. Nga cho rằng, xung đột Ukraine phản ánh ra hiện thực "cạnh tranh toàn cầu trở nên gay gắt" và "cạnh tranh định hướng giá trị và mô h́nh phát triển".
Trong bối cảnh kinh tế và chính trị bất ổn, cùng với sự trỗi dậy của lực lượng các nước mới nổi, cân bằng toàn cầu đang thay đổi. Trong môi trường mới này, chính sách này đă làm nổi bật mối đe dọa của chiến tranh thông tin và sự can thiệp của bên ngoài đối với Nga.
Theo bài báo, đối với Nga, chủ yếu tồn tại 2 mối đe dọa lớn. Mối đe dọa lớn thứ nhất là thực lực của NATO được tăng cường, vai tṛ ảnh hưởng toàn cầu mở rộng, đồng thời xây dựng cơ sở đồng minh quân sự ở các nước có biên giới với Nga.
Mối đe dọa lớn thứ hai là sự bất ổn của một số khu vực và quốc gia. Chủ yếu là chỉ Libya, Syria và Ukraine, quân đội nước ngoài triển khai ở biên giới Nga, c̣n có máy bay của NATO triển khai ở các nước biển Baltic, cơ sở pḥng thủ tên lửa đạn đạo ở Romania và tàu chiến hải quân triển khai ở Biển Đen đều đe dọa an ninh của Nga. Nga coi 2 mối đe dọa lớn này và hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo mang tính chiến lược của Mỹ là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với năng lực răn đe Nga và trọng tâm hệ thống pḥng thủ tổng thể của Nga.
Chính sách quân sự này đă làm rơ quan hệ giữa Nga với các nước đồng minh, nước đối tác và các nước khác. Nó chỉ ra, Belarus là đồng minh thân cận nhất của Moscow, lực lượng vũ trang của họ trên thực tế là kết hợp với Nga.
Loại quốc gia thứ hai là Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) - Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, họ đồng ư phối hợp chính sách, đă h́nh thành lực lượng phản ứng nhanh ứng phó với các loại sự kiện bất ngờ của khu vực Trung Á, cùng đáp trả các mối đe dọa từ Afghanistan.
Có bài báo cho biết, vào tháng 12 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin mời các nhà lănh đạo các nước thành viên CSTO tham quan Trung tâm kiểm soát quốc pḥng mới ở Moscow, đồng thời mời họ gia nhập trung tâm.
Ở khu vực Caucasus, nước Cộng ḥa Chechnya đă trở thành pháo đài an ninh và gần như nguồn lực quân sự của Moscow. Trong khi đó, trong một điều ước kư vào tháng 11 năm 2014, Abkhazia đă tiến hành sáp nhập lực lượng vũ trang của họ với Quân đội Nga. Trên thực tế, South Ossetia chính là nước bảo hộ của Quân đội Nga. Đến cuối năm 2014, Nga đă hoàn thành triển khai biên pḥng của họ.Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục nửa thật nửa giả coi Mỹ và đồng minh NATO là "đối tác", nhưng chính sách quân sự này lại trực tiếp nói đến một vấn đề - Moscow chỉ coi các nước thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và nhóm BRICS là đối tác hợp tác hữu nghị.
Trong khi đó, đối với Mỹ, NATO và EU, chính sách này đă cung cấp cơ hội cho khu vực châu Âu và khu vực châu Á-Thái B́nh Dương tiến hành "đối thoại b́nh đẳng" về an ninh, kiểm soát quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các vấn đề biện pháp xây dựng ḷng tin.
Chính sách này trịnh trọng tuyên bố cho phép Mỹ thông qua phát triển hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo hoặc hệ thống phi hạt nhân chiến lược để thực hiện ưu thế quân sự của ḿnh.
Trong tương lai gần, Nga sẽ có ḷng tin tuyệt đối vào năng lực răn đe của lực lượng hạt nhân chiến lược của họ. Nhưng, chính sách quân sự này của Nga không gây ra bất cứ thay đổi nào về nguyên tắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu mối đe dọa tồn tại là do tấn công thông thường gây ra th́ nó cũng sẽ đi con đường vũ khí hạt nhân.
Chính sách quân sự mới nhất của Nga cho thấy, các nước phương Tây không phải là đối thủ chính thức của Nga th́ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, cũng là nguồn gốc của phần lớn rủi ro và mối đe dọa quân sự của Nga. V́ vậy, mặc dù đối mặt với suy thoái kinh tế sắp đến, nâng cao sức mạnh quốc pḥng và trạng thái sẵn sàng chiến đấu của quân đội vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu và rơ ràng của Nga.
tm
|