Giá xăng dầu giảm trước mắt có lợi cho nền kinh tế Mỹ và các gia đ́nh thuộc tầng lớp trung lưu, dù vẫn đặt ra nhiều thách thức cho ngành năng lượng nước này, Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest hôm nay 6.1.
Giá dầu giảm, người dân Mỹ hưởng lợi tối đa
Dự báo hồi giữa tháng 12.2014 của Bank of America đă thành sự thật khi giá dầu thô Mỹ trong ngày 5.1 đă giảm xuống dưới 50 USD/ thùng, lần đầu tiên kể từ ngày 29.4.2009, theo Bloomberg.
Cụ thể, giá dầu West Texas Intermediate trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange đă giảm xuống c̣n 49,77 USD/thùng, tuột sâu so với mức giá đỉnh điểm là 107,73 USD/thùng vào tháng 6.2014.
Theo Cơ quan Quản lư thông tin năng lượng Mỹ, giá dầu thô hạ thấp trong những ngày đầu năm 2015 là một phần trong xu hướng lao dốc của giá dầu thế giới v́ Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết không cắt giảm sản lượng dù nguồn cầu thế giới hạ.
Đây c̣n là kết quả của việc sản lượng dầu thô Mỹ trong năm 2014 duy tŕ ở mức cao nhất trong ṿng 3 thập kỉ. Sản lượng dầu thô trung b́nh một ngày của Mỹ cũng tăng từ 5 triệu thùng năm 2008 lên đến 9 triệu thùng trong năm qua, Bloomberg cho hay.
Ngay sau khi giá dầu giảm, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest vào hôm nay 6.1 cho biết: “Tác động của hiện tượng giá năng lượng sụt giảm là có lợi cho nền kinh tế Mỹ”.
Dầu rớt giá liên tục, người tiêu dùng Mỹ là những người hưởng lợi tối đa, theo CNN. Các tài xế Mỹ được hưởng mức giá xăng thấp nhất kể từ năm 2009 khi trung b́nh mỗi gallon xăng giảm xuống dưới 2 USD. Doanh số bán xe v́ thế cũng tăng đều trong những tháng gần đây.
Ngoài ra, người dân cũng có thể mua dầu để sưởi ấm với mức giá rẻ nhất trong 5 năm qua, theo Sputnik News.
“Giá dầu giảm là “minh chứng cho sự thành công” của các chính sách mà Mỹ theo đuổi nhiều năm qua nhằm tăng sản lượng dầu và khí đốt trong nước, cũng như tăng mức hiệu quả trong sử dụng nhiên liệu”, ông Josh Earnest nói thêm.
Hậu quả kinh tế vẫn hiển hiện
Tuy vậy, thông tin này không khiến cả nước Mỹ an tâm. Giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại thách thức hoạt động đầu tư các hăng dầu mỏ quy mô của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bộ Năng lượng Mỹ hồi giữa tháng 12.2014 cũng cho biết họ không mấy lạc quan khi 700 triệu thùng nằm trong kho "Dự trữ dầu mỏ chiến lược" (SPR) đă khiến họ mất đến 35 tỉ USD từ tháng 6.2014.
Giá dầu lao dốc khiến một số nhà phân tích quan ngại về t́nh trạng thất nghiệp trong lĩnh vực năng lượng hoặc cổ phiếu năng lượng bị bán tháo do lo ngại về chi tiêu bị cắt giảm gây tổn thất lợi nhuận. Ông Josh Earnest trong bài phát biểu của ḿnh cũng cho hay ông “rất do dự khi đưa ra bất cứ kết luận nào” về hậu quả kinh tế trong việc sụt giảm cổ phiếu ngành năng lượng, theo Sputnik.
Bloomberg dẫn ví dụ: Cách đây 2 tháng, hăng dầu mỏ Continental Resources Inc. (CLR) dự tính đầu tư giá dầu ở mức 80 USD/thùng và dự chi 4,6 tỉ USD trong năm 2015. Song hăng Continental đă phải cắt giảm ngân sách trong năm 2015 xuống chỉ c̣n 2,7 tỉ USD khi giá dầu thô giảm đến 29% trong ṿng 6 tuần sau đó.
Ngoài Continental, hăng cung cấp dịch vụ chiết xuất dầu khí lớn nhất thế giới Halliburton Co. (HAL) hồi đầu tháng 12.2014 cho biết sẽ phải cắt giảm 1.000 công nhân. Trước đó ít lâu, Dave Lesar, CEO của hăng c̣n tuyên bố hoạt động của Halliburton chỉ ổn nếu giá dầu nằm trong khoảng từ 80 đến 100 USD/thùng.
Bloomberg hồi tháng 7.2014 c̣n cho hay Halliburton là một trong những hăng lo ngại bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Nga. Theo đó, Halliburton không thể tiếp cận thị trường năng lượng Nga, v́ nước này bị ngăn tiếp cận công nghệ mới nhất nhằm phát triển nguồn tài nguyên dầu từ các công ty như Halliburton, BP và Exxon Mobil.
Theo Andy Lipow, Giám đốc hăng tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates LLC ở Houston, Mỹ, giá dầu lao dốc đáng kể trong thời gian qua là một bất ngờ cho ngành năng lượng nước này. Theo Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ, một số hăng dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ như Irving, Pioneer Natural Resources Co. và Continental đă và đang phải sử dụng các thiết bị vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động.
Ngoài các hăng dầu mỏ lớn, giá dầu tuột dốc cũng có thể đẩy bang Texas vào t́nh trạng “khủng hoảng vùng nghiêm trọng”, theo ông Michael Feroli, chuyên gia kinh tế tại hăng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase ở New York. Texas là nơi bơm hơn 37% dầu thô cho nước Mỹ và ngành công nghiệp dầu khí chiếm đến 11% trong tỉ trọng kinh tế của bang.
Trên thế giới, giá dầu thô thế giới đă bắt đầu giảm từ đầu tháng 6.2014. Từ mức trên 100USD/thùng, giá dầu xuống c̣n 57,33USD/thùng (đối với dầu Brent) và 53,27USD/thùng (đối với dầu WTI) vào cuối năm. Điều này đă đẩy nước Nga vào thế phải đối mặt với việc đồng Rúp mất giá c̣n Venezuela đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi tỉ lệ lạm phát lên đến 60%.
tm
|