Sau quyết định điều chỉnh tăng 1% biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, sáng nay 7/1, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá đối với cặp tiền tệ USD/VND. Giá USD bán ra cao nhất hiện ở mức 21.520 đồng/USD.
Đồng loạt tăng mạnh
Tại Vietcombank, giá USD được giao dịch ở mức 21.450 đồng (mua vào) - 21.510 đồng (bán ra), tức tăng mỗi chiều 75 đồng và 105 đồng so với chốt phiên hôm qua. Tương tự, tại BIDV, giá USD hiện giao dịch ở mức 21.450 đồng - 21.510 đồng, tăng mỗi chiều 70 đồng và 105 đồng mỗi chiều.
Tăng 60 đồng mua vào, 105 đồng bán ra, tỷ giá tại VietinBank lên mức 21.440 đồng - 21.510 đồng /USD. Tại Techcombank, giá USD tăng 20 đồng mua vào, 35 đồng bán ra, đưa giao dịch lên 21.410 đồng - 21.490 đồng/USD.
Giá USD tại Eximbank cũng tăng tới 40 đồng và 67 đồng mỗi chiều, đưa giao dịch lên mức 21.440 đồng - 21.520 đồng.
Tỷ giá tại DongABank là 21.440 - 21.500 đồng/USD, tăng 30 đồng mua vào, 45 đồng bán ra.
Hôm qua, tỷ giá USD/VND đă có đợt “sóng” đầu tiên trong năm 2015 khi hầu hết các ngân hàng nâng giá. Cụ thể tại ACB, giá USD hiện niêm yết ở mức 21.418 đồng (mua vào) - 21.458 đồng (bán ra), tăng 28 đồng mua vào và 18 đồng bán ra so với ngày 5/1. Đây là mức giá kịch trần cho phép của NHNN (biên độ 1%) và là ngân hàng có giá mua vào USD cao nhất tính tới thời điểm ngày 6/1.
Tỷ giá của Eximbank, Sacombank tăng 20 đồng mua vào và 13 đồng bán ra, lên 21.400 - 21.453 đồng/USD. BIDV, Vietcombank cũng nâng giá mua vào thêm 5 đồng lên 21.380 đồng và duy tŕ giá bán tại 21.405 đồng…
Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD.
Trước áp lực tăng giá đó, chiều tối qua 6/1, Ngân hàng Nhà nước đă điều chỉnh tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng giữa VND/USD áp dụng cho ngày hôm nay (7/1) từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD.
Theo lư giải từ Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.
Sáng nay, trên trang web của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng được niêm yết giao dịch ở mức 21.458 đồng/1 USD, tức tăng thêm 1% so với ngày 6/1.
Bước đi phù hợp
Năm 2014, thị trường có 3 đợt “sóng” tỷ giá lớn, nhưng sau đó đều ổn định trở lại, khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng thông điệp sẽ không điều chỉnh tỷ giá. Nhưng ở những ngày đầu năm 2015, thị trường lại có biểu hiện thiếu hụt nguồn cung khi ngày 6/1, giá USD của các ngân hàng được điều chỉnh tăng khá mạnh, có ngân hàng nâng lên sát mức kịch trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch ở mức 21.418 - 21.458 đồng/USD.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1% ngay trong những ngày đầu năm 2015 là điều đă được giới chuyên gia dự đoán trước. Bởi những áp lực đối với tỷ giá là có thật, xuất pháp từ nhu cầu mua USD để thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp. Dẫu vậy, đối với cơ quan điều hành, áp lực b́nh ổn tỷ giá đă đến sớm và do đó, việc điều chỉnh tăng 1% (trong khi quota của cả năm là 2%) ở những ngày đầu năm này sẽ làm giảm bớt kỳ vọng tiếp tục phá giá trên thị trường.
B́nh luận về quyết định điều chỉnh tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho đây là bước đi khôn ngoan để tạo cơ sở b́nh ổn tỷ giá cho cả năm.
Theo ông Hiếu, có hai lư do khiến Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá lần này. Thứ nhất, đó là áp lực tỷ giá được ngân hàng Nhà nước đẩy từ cuối năm 2014 sang. “Ngân hàng Nhà nước đă điều chỉnh tăng 1% và giữa năm điều chỉnh nốt 1% c̣n lại là bước đi phù hợp, bởi áp lực điều chỉnh tỷ giá cuối năm 2014 đă được đẩy sang năm 2015”, ông Hiếu nói.
Lư do thứ hai, theo ông Hiếu, việc b́nh ổn tỷ giá trong năm 2015 là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước, nếu không khôn ngoan, có thể cơ quan này sẽ mất thế chủ động trong kiểm soát thị trường này.
Theo ông Hiếu, năm 2015 áp lực đối với tỷ giá là có. Trên thế giới, đồng USD đang mạnh lên, giá USD đang tăng lên, “nếu không điều chỉnh tỷ giá th́ ḿnh đang đánh giá VND quá cao. Hơn nữa, mặc dù lạm phát năm 2014 của Việt Nam là thấp, nhưng so với lạm phát của Mỹ năm 2014 dưới 2% th́ Ngân hàng Nhà nước cũng đă phải điều chỉnh tỷ giá”, ông Hiếu phân tích.
Ngoài ra, nhân tố giá dầu sẽ tác động gián tiếp tới tỷ giá. Theo tính toán, nếu giá dầu giảm 1 USD th́ ngân sách mất 1.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, giá dầu giảm nhiều sẽ ảnh hưởng tới ngân sách, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của Chính phủ và do đó, nó sẽ tác động không nhỏ tới tỷ giá.
Những áp lực đối với tỷ giá cũng đă từng được Thống đốc Nguyễn Văn B́nh thừa nhận tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2014. “Thị trường ngoại hối trong năm tới điều chỉnh không quá 2% cũng không dễ thực hiện khi nh́n dự báo xuất khẩu tăng 10%, thâm hụt cán cân thương mại 5%... Đây sẽ là những yếu tố tạo áp lực lên tỷ giá trong năm 2015. Nên khẳng định đạt được tỷ giá ổn định, đ̣i hỏi nỗ lực quyết tâm rất cao”, Thống đốc nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền