Dầu trượt dốc khiến nền kinh tế Nga khốn đốn nên việc giá dầu năm 2015 tăng hay giảm là một trong những chủ đề chính của các chuyên gia Nga.
Những nguyên nhân nào làm giá dầu mỏ giảm?
Ngày 9-1 vừa qua, giá dầu tiếp tục giảm 7 tuần liên tiếp do lo ngại dư cung toàn cầu tiếp tục trầm trọng hơn. Giá dầu thô kỳ hạn đă giảm hơn 50% từ mức đỉnh hồi tháng 6/2014, trong bối cảnh sản lượng toàn cầu tăng, bởi lượng cung tăng vọt trong khi nhu cầu yếu ớt.
Giá giá dầu thô Biển Bắc mác Brent giao tháng 2/2015 trên sàn ICE Futures Europe London giảm 85 cent (-1,7%) xuống 50,11 USD/thùng, thấp nhất kể từ 28-4-2009. Giá giảm 11,2% cho cả tuần, mức giảm lớn nhất kể từ cuối tháng 11-2014 khi OPEC quyết định giữ nguyên mục tiêu sản lượng.
Trong khi các nhà xuất khẩu dầu được coi là “nạn nhân” lớn nhất của t́nh trạng này th́ những nước nhập khẩu dầu, đặc biệt là tại châu Á, lại được coi là “ngư ông đắc lợi”.
Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế thuộc Hăng cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn cầu IHS phụ trách khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, cho hay “giá dầu lao dốc sẽ tạo ra sự chuyển dịch khoảng 1.500 tỷ USD từ các nước xuất khẩu dầu sang những nước nhập khẩu dầu”.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2014, tin tức đến từ Trung Quốc cũng làm tăng thêm áp lực lên giá dầu, bởi lần đầu tiên trong 7 tháng, khối lượng sản xuất tại các nhà máy của nước này đă giảm sút trong tháng 12.
Chỉ số giảm này có nghĩa là tiếp tục hạ thấp yêu cầu về năng lượng ở Trung Quốc, vốn là nhà tiêu thụ lớn thứ hai về dầu mỏ và khí đốt trên thế giới.
Theo dự báo của các chuyên gia, vào đầu năm 2015, giá dầu c̣n giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu hiện tại. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài "Sputnik", ông Rustam Tankaev - một chuyên viên hàng đầu từ Liên minh các nhà dầu khí Nga cho biết ư kiến về những yếu tố tác động đến giá dầu.
Có những yếu tố tác động rất quan trọng, nhưng mặt khác, hoàn toàn không thể điều tiết được. Đầu tiên trong số đó là Nhà nước Hồi giáo, đối tượng đang tung ra thị trường thế giới khối lượng dầu với mức giá rất thấp, trên thực tế là phá giá. Bởi v́ họ bán dầu lấy các loại vũ khí và đạn dược ...
Ngoài ra, c̣n thêm cuộc chiến do Saudi Arabia tiến hành chống lại dầu đá phiến Mỹ. Những tiến tŕnh này tác động lớn đến việc phân định mức giá thấp. Tuy nhiên cần chờ đợi là trong tương lai gần giá dầu sẽ tăng lên v́ bối cảnh giá thấp kích thích tăng trưởng tiêu thụ dầu và tương ứng sẽ làm thay đổi tỷ lệ giữa cung và cầu...
Ông Tankaev cho rằng, không hẳn là lí do chính trị đă khiến giá dầu thế giới trượt dốc, mà có nhiều nguyên nhân làm giảm thấp giá thành của “vàng đen” như sự suy yếu của cơ cấu cung và cầu, gắn với cái gọi là “cuộc bùng nổ” dầu đá phiến tại Hoa Kỳ, nơi tăng nhiều khối lượng khai thác dầu và khí đốt từ quặng đá phiến sét.
Các chuyên viên phân tích cho rằng OPEC sẽ không giảm bớt sản lượng khai thác, v́ e rằng dầu đá phiến của Mỹ sẽ nhân cơ hội vươn lên chiếm lĩnh thị trường. V́ vậy, cuộc chiến này sẽ c̣n rất khốc liệt.
Thực tế đă cho thấy một số nhà khai thác dầu đá phiến cỡ nhỏ của Mỹ đă phá sản trong bối cảnh mức giá thế giới của món “vàng đen” giảm cực mạnh. Ngày 9-1 vừa qua, công ty đầu tiên chuyên khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt ở Mỹ là WBH Energy đă tuyên bố phá sản.
Hồ sơ chiểu theo Chương 11 Luật pháp Hoa Kỳ về phá sản đă được nộp trong tuần này. WBH Energy có trụ sở ở bang Texas đang nợ số tiền 50 triệu USD do kết quả sụt giảm giá dầu thô những tháng gần đây - bản tin trên kênh truyền h́nh NHK đưa ra thông báo.
Trường hợp với WBH Energy càng làm gia tăng mối lo ngại rằng t́nh trạng giảm giá dầu trên toàn thế giới có thể buộc số lớn các hăng phải rời bỏ ngành kinh doanh này. Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố số liệu cho thấy số lượng các giàn khoan dầu mỏ đang hoạt động tại Mỹ giảm 61 giàn trong tuần.
Số giàn khoan tại Mỹ đă giảm liên tục 5 tuần, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1991, cho thấy các nhà sản xuất nước này đang t́m hướng đi mới để đối phó với t́nh trạng giá dầu liên tục bắt đáy. Tuy vậy, tổng số giàn khoan của Mỹ hiện có vẫn cao hơn so với một năm trước đây.
Chỗ sơ hở dễ tổn thương của nước này hay quốc gia khác gia với giá dầu tùy thuộc vấn đề ngân sách (phụ thuộc cao độ vào doanh thu xuất khẩu năng lượng) và các vấn đề với khai thác dầu mỏ (giá thành đắt v́ thăm ḍ, khai thác và vận chuyển) cùng với nguồn lực dự trữ duy tŕ khả năng sản xuất được bao lâu.
Khi giá dầu xuống thấp, ngân sách của các nước sản xuất dầu mỏ trở nên thâm hụt và một số nhà sản xuất dầu mỏ phải rời khỏi vũ đài hoặc hạ mức khai thác hay phá sản. Tuy nhiên, điều này khó có thể gây ảnh hưởng tới lĩnh vực khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ. Nguyên nhân v́ sao chúng ta sẽ t́m hiểu ở phần sau.
Giá dầu có thể giảm cực thấp khiến Nga suy sụp?
Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 50% ngân sách của Nga bởi vậy nền kinh tế Nga phụ thuộc trực tiếp vào các thông số cơ bản của giá dầu. Trước đây, đă có chuyên gia dự đoán là kinh tế Nga có thể sụp đổ như nền kinh tế Liên Xô nếu giá dầu trượt dốc đến mức 40USD/thùng.
Từ đầu năm 2014 tới nay, đồng nội tệ của Nga đă mất 45% giá trị so với đồng USD và 40% giá trị so với đồng Euro.
Con số thiệt hại khoảng 100 tỷ USD mỗi năm do giá dầu giảm mới chỉ là ước tính ban đầu, bởi doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 50% ngân sách của Nga. Đó c̣n chưa kể tới t́nh trạng thất thoát vốn ra nước ngoài.
Dễ hiểu là những dự đoán về mức giá dầu mỏ và khí đốt là công việc không hề đơn giản. Nhưng các chuyên viên Nga đă đưa ra những đánh giá khả quan về triển vọng diễn biến của giá dầu thế giới.
Chuyên viên Marcel Salikhov lănh đạo Ban kinh tế của Viện Năng lượng và Tài chính nhận xét là cuộc tranh đua này sẽ rất khó lường. "Rất phức tạp nếu hoạch định kịch bản diễn biến duy nhất, hay dựng lên bức tranh thống nhất toàn thế giới trên b́nh diện này” - ông Salikhov nói.
Có những danh mục dự án đầu tư vào các giếng dầu khác nhau, giả sử một số trong đó cần chi phí cao hơn, nhưng khi sản xuất lại không có lăi với mức giá như vậy. Có thể một số công ty sẽ ngưng khai thác các giếng không sinh lợi, điều đó cũng góp phẩn đẩy giá dầu lên cao, xu hướng chung là giảm nhẹ về lượng khai thác dầu mỏ.
Tuy nhiên, ông xu Salikhov nhấn mạnh rằng, về dài hạn là dù bất kỳ trường hợp nào dầu mỏ cũng sẽ tăng giá, xuất phát từ chi phí khai thác tại các mỏ mới, thí dụ như mỏ vùng Bắc Cực, nằm sâu dưới thềm lục địa. Nếu giá dầu thấp th́ các dự án như vậy đơn thuần là không thể thực hiện.
Chu kỳ phát triển của thị trường năng lượng cho phép trông đợi rằng trong tương lai trên b́nh diện giá dầu chí ít cũng sẽ ổn định trở lại. Và nếu không có những biến động lớn về chính trị, kinh tế trên thế giới, điều đó sẽ đến vào khoảng quư III năm 2015.
Ông German Gref lănh đạo Ngân hàng “Sberbank” của Nga cũng tin tưởng rằng giá dầu sẽ ổn định vào giữa năm 2015. "Chúng ta đang thấy rằng mức biến động của giá dầu hiện là tiêu cực, nhưng đến thời điểm nào đó nó sẽ phải chững lại. Và chắc là có khả năng trong nửa cuối của năm 2015, giá dầu sẽ hồi phục…".
Tuy nhiên, dự đoán này của các chuyên gia Nga có thể sẽ không chính xác khi các chuyên gia thế giới vừa đưa ra những số liệu phản biện rất đáng ngại cho Nga và các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nói chung, đồng thời giá dầu giảm liên tiếp ngay đầu năm 2015 cũng đă khiến một số ngân hàng tiếp tục hạ dự báo về độ khả quan của giá dầu
Theo quan điểm của các chuyên viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xu thế giảm giá dầu vẫn chưa chấm dứt vào đầu năm 2015 và sẽ tiếp tục giảm sâu. Điều này có liên quan mật thiết đến sự bùng nổ khai thác khí đá phiến ở Mỹ, dẫn đến cuộc chiến dầu mỏ giữa Mỹ và OPEC, với hạt nhân ṇng cốt là Saudi Arabia.
Từ năm 2007-2014, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trung b́nh 50% mỗi năm, tương đương mức tăng từ 5% lên 36% trong tổng thị phần khí đốt.
Viện Nghiên cứu McKinsey dự báo, ngành công nghiệp khí đá phiến sẽ giúp GDP của Mỹ tăng b́nh quân 4% hàng năm, tức vào khoảng 690 tỉ đô la Mỹ.
Đáng sợ hơn, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí để sản xuất dầu khí từ đá phiến dầu của Mỹ mỗi ngày một giảm khiến sản lượng khai thác ngày càng tăng, biến Mỹ từ một nước nhập khẩu, vượt qua Nga và Saudi Arabia trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất trên thế giới.
Những ngày đầu năm 2015, các tổ chức nghiên cứu thị trường dầu mỏ đưa ra cảnh báo đáng ngại là chi phí sản xuất dầu từ đá phiến dầu của Mỹ năm 2014 chỉ ở mức 60 USD/thùng và sẽ hạ xuống chỉ c̣n trên 12 USD/thùng vào cuối năm 2015. Như vậy, giá dầu thô dù có xuống tới 30 USD/thùng, Mỹ vẫn có lăi trong khai thác.
Trong khi đó, chi phí khai thác dầu của các nước OPEC b́nh quân khoảng 50 USD/thùng, Nga khoảng trên 40USD/ thùng (Việt Nam từ 35 đến 60-70 USD/thùng). Bởi vậy, việc Saudi Arabia và các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không giảm sản lượng khai thác dầu không phải xuất phát từ nguyên nhân bắt tay với Mỹ để “hạ sát” Nga.
Chính Saudi Arabia và OPEC cũng đang phải gồng ḿnh trong cuộc chiến chống dầu đá phiến Mỹ. Việc các nước này không giảm lượng khai thác khiến giá hạ kinh khủng cũng nhằm để bóp chết các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Thực tế là họ cũng đă khiến một số nhà khai thác dầu đá phiến Mỹ có nguồn lực thấp bị phá sản như WBH Energy đă nói ở phần 1.
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ sáp nhập lại với nhau để tạo sức mạnh đối kháng th́ OPEC không dễ để tiêu diệt họ. Bởi vậy, cuộc chiến này có thể c̣n kéo dài rất lâu, đă có dự đoán cho rằng giá dầu hoàn toàn có thể sẽ hạ đến mức dưới 40USD/thùng - mức ngưỡng mà một số chuyên gia cho rằng kinh tế Nga sẽ suy sụp.
Cuộc chiến giữa Mỹ và OPEC sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Nga. OPEC có nguồn lực chung của cả khối để đấu với Mỹ, c̣n Nga đang đơn độc trong ṿng vây của Mỹ và EU, đồng thời không có những công cụ cần thiết nên khó có thể một ḿnh điều chỉnh cán cân cung - cầu dầu mỏ thế giới.
Theo đánh giá trên của các chuyên gia phương Tây, triển vọng của nền kinh tế Nga trong năm 2015 sẽ là rất ảm đạm. Nếu Moscow không kịp thời có sự điều chỉnh chiến lược nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ th́ Nga có thể sẽ chết kẹt trong cuộc chiến này.
tm
|
|