Ngồi ở Việt Nam mua hàng từ Mỹ
Đức Tâm
Theo xu hướng lan tỏa của Internet, nhiều trang web mua bán qua mạng được lập ra, khách hàng có thể ngồi ở nhà mua những món đồ ưa thích từ khắp nơi.
(TBKTSG) - Với sự kết nối của các công ty nhận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, nhiều người đă có thể ngồi ở nhà chọn mua những món đồ ưa thích từ Mỹ với giá hợp lư.
Có cầu ắt có cung
Tháng 12-2014, qua một dịch vụ mua hộ và chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, anh Trần Thanh ở quận B́nh Thạnh, TPHCM đă mua một bộ đèn cảm biến hồng ngoại sử dụng năng lượng mặt trời từ trang web Amazon.
Tính cả cước vận chuyển, tổng chi phí anh Nam phải trả là 93 đô la Mỹ, rẻ hơn 40 đô la Mỹ (khoảng 30%) nếu mua hàng cùng chủng loại tại Việt Nam. Đó là chưa kể chất lượng bộ sạc tốt hơn, theo anh Thanh.
Thời gian trước, cùng với nhu cầu mua hàng Mỹ ngày càng tăng, nhiều doanh nhân Việt kiều đă chủ động hợp tác với người thân tại Việt Nam mở ra những công ty chuyên nhận đặt hàng từ Mỹ ngay tại Việt Nam. Khi Internet phát triển thời gian gần đây, những công ty này mở thêm dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ khách hàng.
Công ty TNHH Microlink Việt Nam là một ví dụ. Được thành lập vào năm 2005, Microlink Việt Nam hoạt động đơn thuần như một công ty logistics, chuyên mua hộ và/hoặc giúp chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam. Theo xu hướng lan tỏa của Internet, năm 2010, công ty lập trang web
www.giaonhan247.com, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thương mại điện tử với hai kho hàng đặt tại bang California và Texas để nhận hàng từ các nhà cung cấp tại Mỹ trước khi chuyển về Việt Nam.
Nếu khách mua hàng từ Mỹ qua dịch vụ trung gian, chưa kể săn được hàng khuyến măi, họ không phải trả những khoản phí như các công ty đang gánh. Đây là lư do giải thích tại sao phần lớn các mặt hàng mua từ Mỹ lại rẻ hơn so với mua ở trong nước.
Sau hai năm hoạt động, nhận thấy nhu cầu mua hàng từ Amazon tăng mạnh, Microlink Việt Nam bắt tay cùng Amazon để đồng bộ dữ liệu từ trang web
www.amazon.com sang
www.amazon247.com với phiên bản tiếng Việt, cộng với chức năng cung cấp bảng báo giá trực tuyến cho mỗi đơn hàng giao tận nhà tại Việt Nam, tăng tiện ích dịch vụ cung cấp và giúp khách hàng chủ động trong các quyết định mua hàng.
Ông Phạm Tấn Đạt, Giám đốc điều hành Microlink Việt Nam, cho biết khối lượng đơn hàng của công ty tăng 40% mỗi năm, doanh thu tăng 30%. Vào những tháng khuyến măi ở bên Mỹ, doanh thu tăng hơn 100% so với những tháng khác. Hiện mỗi tuần, công ty có bốn chuyến hàng từ Mỹ về Việt Nam.
Thành lập từ tháng 6-2013, trang web
www.hangtumy.com hoạt động khá thành công. Ông Lâm Minh Vinh, Giám đốc điều hành, cho biết doanh thu của công ty tăng đều đặn 5% mỗi quí và tỷ lệ khách hàng quay lại đặt hàng sau khi mua lần đầu rất cao. Hangtumy có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm nay - 2015. Cũng theo ông Vinh, hiện thị trường này có khoảng 3-5 công ty lớn và khoảng trên dưới 50 công ty nhỏ.
Ông Đạt cho biết 2013 là năm mà dịch vụ vận chuyển hàng từ Mỹ nở rộ với sự ra đời của hàng loạt công ty khi họ nhận thấy tiềm năng và lợi nhuận từ công việc này. Thị trường ngày càng mở rộng, cơ hội vẫn c̣n nhiều.
Nhưng theo ông Đạt, để có thể thành công, các công ty bắt buộc phải có đối tác tại Mỹ, có kho hàng tại Mỹ (v́ các công ty Mỹ thường không trực tiếp giao hàng về Việt Nam), hiểu rơ luật và các quy định kinh doanh tại Mỹ, quan hệ tốt với các hăng hàng không vận chuyển hàng hoá để có thể nhanh chóng chuyển hàng về...
Thuận cho khách hàng, lợi cho Nhà nước
Quí 4-2014, hangtumy chuyển về một số đồng hồ cao cấp cho khách hàng tại Hà Nội. Giá nhập về tính cả chi phí dịch vụ khoảng 76 triệu đồng/cái, rẻ một nửa so với mức giá từ 150-170 triệu đồng/cái tại một số cửa hàng trong nước. “Không phải tự khoe, nhưng rơ ràng các dịch vụ như chúng tôi giúp khách hàng chọn được những mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp, hàng độc, hiếm, đồ cổ... với giá tốt hơn rất nhiều so với mua tại Việt Nam”, ông Vinh nói.
Không chỉ có khách người Việt, các dịch vụ trung gian này c̣n có nhiều khách hàng người nước ngoài sống tại Việt Nam. Ông Đạt cho biết giaonhan247 có một lượng khách nước ngoài tương đối ổn định. Họ luôn mua hàng từ Mỹ v́ những mặt hàng này không có ở Việt Nam hoặc v́ họ không yên tâm với chất lượng từ nguồn hàng thay thế.
Ông Đạt phân tích, nếu một công ty nhập hàng về bán, họ phải nhập số lượng lớn để có giá mềm, ngoài tiền vận chuyển và dịch vụ hải quan, họ phải trả tiền thuê cửa hàng, lương nhân viên, tiền quảng cáo, chi phí dự pḥng do sản phẩm lỗi “mốt”, cho những rủi ro khác... Trong khi đó, nếu khách mua hàng từ Mỹ qua dịch vụ trung gian, chưa kể săn được hàng khuyến măi, họ không phải trả những khoản phí như các công ty đang gánh. Đây là lư do giải thích tại sao phần lớn các mặt hàng mua từ Mỹ lại rẻ hơn so với mua ở trong nước.
Sự phổ biến của các dịch vụ nhập hàng trung gian cũng phần nào giúp giảm bớt thị phần của “hàng xách tay”, mang lại những khoản thu cho Nhà nước. Ví dụ như một chiếc đồng hồ thông minh Motorola Moto 360 có giá bán sau thuế tại Mỹ là 270 đô la Mỹ. Thuế nhập khẩu thông quan với mặt hàng đồng hồ đeo tay là 20%, tương ứng 54 đô la Mỹ cho chiếc Motorola 360; phí dịch vụ công ty giaonhan247 tính là 10 đô la. Như vậy, Nhà nước sẽ thu được phí thông quan 54 đô la và một phần thuế tính trên phí dịch vụ mà giaonhan247 thực hiện. Nếu chiếc đồng hồ trên mà được xách tay về nước, rơ ràng, Nhà nước mất khoản thu ít nhất 54 đô la.
Hiện nay, cứ trong 100 khách hàng của giaonhan247 th́ có khoảng 20 người tự mua hàng và chỉ nhờ giaonhan247 chuyển hàng về. 80 khách hàng c̣n lại ủy thác hoàn toàn cho giaonhan247, từ giao dịch mua hàng đến vận chuyển, tuy vậy, họ chỉ chiếm 30% khối lượng đơn hàng. (Phí dịch vụ mua hàng hộ được giaonhan247 tính từ 0-5% tùy theo trang web khách hàng lựa chọn). “Đây là những con số thú vị và tôi hy vọng sẽ c̣n có thêm nhiều điều thú vị hơn nữa trong thời gian sắp đến”, ông Đạt nói.
Những rủi ro...
Lĩnh vực mua hàng hộ và vận chuyển giúp cũng có những rủi ro. Trong một lần mua hộ cho khách hàng, hangtumy đă bị mất rất nhiều điện thoại iPhone 6 trong quá tŕnh vận chuyển. Hệ quả là công ty phải đền, thiệt hại không dưới 100 triệu đồng, và c̣n phải xin lỗi v́ giao hàng không đúng hẹn. Theo ông Vinh, để cạnh tranh được trong thị trường này, chữ tín là điều quan trọng mà các nhà cung cấp dịch vụ cần phải ǵn giữ. Điều này không dễ do có nhiều khâu nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. “Nhưng buộc phải vậy”, ông nói.
Giaonhan247 cũng đă có trải nghiệm cay đắng khi phải đền bù cho khách hàng 9.800 đô la Mỹ do chiếc ti vi 3D, kích thước 90 inche, bị hỏng trong lúc vận chuyển.
Hiện đa số các chuyến hàng về phải quá cảnh ở Đài Loan và không phải lúc nào cũng có sẵn chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam mà phải đợi khối lượng vận chuyển đủ lớn mới có thể cất cánh. Đây là một trong những lư do khiến các nhà dịch vụ không thể chủ động về thời gian giao hàng.
Một rắc rối khác mà các công ty thường gặp là t́nh trạng tin tặc cướp tài khoản của khách hàng tại Mỹ, dùng tài khoản này mua hàng và chuyển hàng về Việt Nam. “Ḿnh chẳng làm ǵ sai nhưng mất nhiều thời gian gặp cảnh sát Mỹ để làm rơ vấn đề”, ông Đạt chia sẻ.