Hiện nay, Nhật báo Người Việt đang phát động phong trào viết về "30 Tháng Tư, 1975 – 2015: Tị Nạn và Hội Nhập" nhằm giúp các độc giả chia sẽ về cuộc sống tại Mỹ sau 40 năm. Sau đây là loạt bài viết xin gởi tới mọi người...Chúng tôi sẽ giới thiệu từng bài 1, 2 , 3, 4... trên website
Bài 2: Người Việt ở Philadelphia - cố đô của nước Mỹ
Ngày 3 Tháng Mười Một, 1975, trại tiếp cư Indiantown Gap, Pennsylvania đón chuyến bay cuối cùng chở thêm 387 thuyền nhân Việt Nam từ căn cứ Không Quân Utapao, Thái Lan, chấm dứt làn sóng di tản đầu tiên của người Việt vào đất Mỹ.
Một chương sử mới mở ra cho người Việt Nam. Khoảng 22,000 người tỵ nạn ở trại Fort Indiantown Gap (FTIR) đó cùng với di dân sau này tạo thành cộng đồng gốc Việt lớn mạnh ở vùng Đông Bắc, đặc biệt là thành phố Philadelphia - cố đô của nước Mỹ.
ndiantown Gap, những ngày cuối Tháng Tư, 1975
Washington Post số ra ngày 21 Tháng Năm, 1975, nói rằng 500 người Việt Nam đầu tiên sẽ đặt chân đến Fort Indiantown Gap (FTIG) vào ngày 28 Tháng Năm, 1975.
Người lính thuộc binh chủng Dù, Tiểu Đoàn 9 năm xưa, ông Dũng Hoàng, bồi hồi nhớ lại: “Cuối Tháng Tư, 1975, lúc đó là một thanh niên 19, 20 tuổi, tôi xuống tàu ra đi. Sau những ngày lênh đênh trên biển, tàu cặp bến đảo Guam, Philippines. Ở Guam đến Tháng Sáu, tôi và mọi người được sang Mỹ và đến trại tiếp cư Indiantown Gap. Đă 40 năm trôi qua, tôi vẫn không quên. Lúc đó, t́nh đồng hương, t́nh quê nhà chan chứa. Chúng tôi, những con người vừa bị mất quê hương, và coi như mất gia đ́nh v́ không biết khi nào gặp lại, ai ai cũng mang một tâm trạng bất an, lúc nào cũng mang một nỗi niềm mong ngóng người thân.”
Những người bạn của ông Dũng Hoàng khi ở trại tiếp cư Indiantown Gap. (h́nh: Dũng Hoàng)
Theo tài liệu của Indiantown Gap, lúc đó Hồng Thập Tự thiết lập một văn pḥng để người ở trại đi t́m kiếm thân nhân hoặc những người quen biết. Ai cũng hiểu là kiếm t́m trong hy vọng mong manh; nhưng chính nguồn hy vọng ấy trở thành nguồn suối mát trong những ngày vô vọng.
Đối với ông Dũng Hoàng, những người bạn trong trại lúc bấy giờ “ai cũng hiền. Có niềm vui nhỏ nào cũng chia sẻ với nhau.”
“Barrack 5” là nơi ông và những người bạn “trước lạ sau quen” trở thành tri kỷ, là nơi ông được gặp những người trước đây ông chỉ được “nghe qua,” như nhà văn Túy Hồng, ca sĩ Hoàng Oanh.
Và cũng là nơi ông đón sinh nhật tuổi 20 của ḿnh!
Người mà ông Dũng nhắc đến và gọi là “cô ca sĩ hiền lành nhất miền Nam” - Hoàng Oanh - cùng gia đ́nh rời khỏi Việt Nam ngày 29 Tháng Tư, 1975. Bà nhớ rơ khi đó, “tôi đi trong niềm thương tiếc khôn nguôi cho quê hương bỏ lại.” Sau ba tháng ở Guam, gia đ́nh bà cũng đến Indiantown Gap.
Với kư ức ít ỏi c̣n giữ lại sau 40 năm từ ngày ở trại tiếp cư, ca sĩ Hoàng Oanh nhớ nhất đêm bà đứng trên “sân khấu” trại, hát “Đêm Tàn Bến Ngự.”
“Đó là trước ngày lễ Độc Lập của Mỹ, July 04. Khán giả khóc. Tôi cũng khóc. Đêm đó, khi hát cho đồng hương của ḿnh nghe xong th́ đúng ngày July 04, gia đ́nh tôi được một gia đ́nh người Mỹ sống ở New Jersey bảo trợ nên chúng tôi rời trại, bắt đầu cuộc sống mới bên ngoài.”
Philadelphia, nơi 'đất lành chim đậu'
Pennsylvania, tiểu bang miền Đông Bắc Hoa Kỳ, trở thành một trong những tiểu bang có ngay một cộng đồng gốc Việt nhờ có FTIG. Bên cạnh đó, có người thuộc làn sóng tỵ nạn thứ hai đến thẳng đây để sum họp gia đ́nh. Có người từng sống một hoặc nhiều năm ở tiểu bang khác, như New York, Washington D.C, cũng dọn về đây sinh sống lâu dài.
Và rồi, ai cũng có một câu nói giống nhau: “Ở đâu quen đó.”
Những cái cây gốc Việt đă dần cắm rễ. Cộng đồng Việt tại Philadelphia ra đời như thế, và ngày càng lớn mạnh.
Từ thành phố New York
“Tôi xin đi làm ở McDonald's được bốn tháng th́ có người giới thiệu công việc trong hăng may quần áo. Ban ngày tôi đi làm. Ban đêm học tiếng Anh,” ông Dũng nhớ lại.
Ông là một trong số những người ra ra khỏi Indiantown Gap nhưng không chọn Đông Bắc để định cư. Ông ở New York chỉ được một năm. Tháng Tư, 1976 ông sang Denver, đi học lại. Với tấm bằng kỹ sư điện toán từ University of Denver, ông là h́nh ảnh điển h́nh cho lớp người tỵ nạn đầu tiên vượt qua khó khăn để nắm bắt cơ hội kiến thức ở nước Mỹ.
Là một người tỵ nạn bằng con đường vượt biên năm 1980, ông Châu Bửu Thạnh đến New York và sống hơn 10 năm ở thành phố này. Hay nói đùa tự nhận rằng “ngoài tượng Nữ Thần Tự Do th́ tôi là thổ địa của thành phố New York.”
“Phần lớn công việc chính của người Việt ḿnh lúc đó là làm hăng may hoặc những hăng áo lông. Người làm giỏi nhất được $2/giờ. Phụ nữ có con nhỏ th́ lănh hàng về nhà may, tính theo cái.”
Bên cạnh đó, người Việt ở New York thời ấy c̣n làm các nghề như làm tàu hủ, phụ bếp, rửa chén nhà hàng. Sau này, cuộc sống dần ổn định, quen với ngôn ngữ mới, một số nam giới đi học lấy bằng lái taxi.
Năm 1990, dân số gốc Việt sống ở thành phố New York là 8,400 người. Đây cũng là thời điểm thịnh hành của nghề may ở New York. Một số người Việt, trong đó có ông Thạnh, chuyển sang làm “thầu may.” Họ lấy hàng trực tiếp từ các hăng lớn rồi phân phối lại cho gia đ́nh nào nhận may tại nhà.
Nói theo cách nói của ông Thạnh, người gốc Việt thời ấy “làm bá nghề,” cho đến khi xuất hiện thế hệ thứ hai, cũng là lúc cuộc sống dần ổn định. Đó là khoảng năm 2000.
Trong 10 năm, từ 1990 đến 2000, dân số gốc Việt ở New York tăng 55%, từ 8,400 người lên 13,000, là nhóm sắc tộc Châu Á có số dân đông thứ 8 ở New York (Census 1990-2000).
Tuy nhiên, “Người Việt ḿnh khi đó đă ổn định, cuộc sống khá hơn, có thêm con cái, họ cần chỗ ở rộng hơn.” Mà New York th́ cái ǵ cũng đắt đỏ. Nếu nhà rộng th́ giá rất cao. Muốn ở chỗ thoải mái, nhiều người phải dọn sang các tiểu bang khác để sinh sống.
Ngoài ra, vẫn theo ông Thạnh, thầu may hoặc thợ may không cạnh tranh được với giá hàng nhập từ Mexico, rồi thêm hàng nhập từ Trung Quốc. Nhiều người Việt gặp phải khó khăn.
Với những người làm nail th́ sau khi dành dụm được đủ vốn, họ bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà, kinh doanh, mở tiệm nail hoặc tiệm cung cấp đồ dùng cho việc làm nail.
New York đất chật người đông, những khó khăn trong cuộc sống đẩy một số gia đ́nh rời nơi đây, sang vùng khác lập nghiệp.
Từ thủ đô Washington D.C.
Nhắc đến những ngày tháng đầu tiên đặt chân đến nước Mỹ, gia đ́nh cô Hiền Trần, một gia đ́nh năm người lớn, nhỏ sang Mỹ theo diện con lai không thể nào quên mùa Đông đầu tiên năm 1991.
“Từ Philippines, v́ không có thân nhân ở Mỹ, chúng tôi được một hội thiện nguyện bảo trợ và đến Washington D.C. Họ sắp xếp cho gia đ́nh chúng tôi ở tạm một pḥng trong một khu chung cư. Rất nhiều người Việt mới sang Mỹ lúc đó cũng tập trung tại đây.”
Cô cho biết ngôn ngữ là rào cản lớn nhất và khó khăn nhất đối với rất nhiều người Việt lúc bấy giờ.
Cũng v́ cách biệt ngôn ngữ, người Việt Nam sang đến Mỹ những năm đó chia ra hai thành phần: người trẻ th́ có cơ hội đi học lại, vừa học vừa làm như ông Dũng Hoàng. Người lớn tuổi th́ v́ “cơm áo gạo tiền” và thêm nữa là “gánh nặng quê nhà” nên chấp nhận lao vào cuộc mưu sinh.
“Thời đó, cái từ ‘đi Mỹ’ là cả một điều ǵ đó giống như thiên đường với tất cả những ai ở Việt Nam. Người được đi mang trách nhiệm rất nặng. Cho nên, qua đến đây, dù cực khổ đến đâu, chúng tôi cũng phải cố gắng để giúp gia đ́nh có cuộc sống tốt hơn.”
Những người ở độ tuổi trên dưới 20 chấp nhận làm người gánh vác gia đ́nh, làm tất cả những việc ǵ có thể để có cuộc sống no đủ. Thời gian và công việc chỉ cho phép họ ghi danh những khóa học tiếng Anh vào buổi chiều tối để có thể sử dụng trong việc làm hàng ngày.
Sau một năm ở Washington D.C., gia đ́nh cô Hiền cùng một số gia đ́nh gốc Việt khác quyết định dọn sang nơi khác. Nơi đến, tương tự cư dân New York, cũng là Pennsylvania.
Đại lộ Washington Ave.
Cuối thập niên 1980 đến giữa 1996, người gốc Việt ở Philadelphia liên tục tăng nhanh.
Cô Hiền Trần cho biết không phải chỉ riêng gia đ́nh cô, mà hầu như tất cả mọi người trong khu apartment đều dọn về Pennsylvania và những tiểu bang lân cận sau khoảng một năm. Nhiều nhất là Philadelphia.
“Lư do lúc đó là giá nhà thuê ở Philadelphia rẻ hơn D.C, công việc làm cũng nhiều hơn và dễ t́m hơn.”
Theo lời kể của bà Hoa, người đến Mỹ vào năm 1991, hiện cư ngụ tại Philadelphia, “người Việt mới sang lúc đó cứ có việc ǵ có thể làm được đều nhận làm.”
Trong số các công việc, có cả việc “thầu người.” Bà Hoa kể: “Các chủ thầu có mối quan hệ với chủ của nhiều vườn (farm) trái cây, rau cải, hoặc các hăng gà, hăng thịt, hăng chocolate rất lớn trên đường Washington Ave. Chủ hăng khi cần người làm th́ liên lạc với những người Việt Nam này. Rồi họ gọi chúng tôi, hoặc người này giới thiệu người khác. Mỗi ngày, họ dùng xe van đón một nhóm người đi làm chung. Tất cả trả bằng tiền mặt.”
Tiền lương lúc đó được chủ trả theo ngày, trung b́nh là $40-$50/ngày.
Mùa Đông Philadelphia cũng tuyết và lạnh như Washington D.C., New York. Thế nhưng, chính v́ mức sống tại đây “nhẹ nhàng” hơn nên nhiều người Việt chọn dọn về sinh sống.
“Sau hai năm đi làm, dành dụm, tôi mua được căn nhà. Nhà cửa ở Philadelphia, đặc biệt là vùng phía Nam thành phố, lúc đó rất rẻ. Căn nhà tôi mua lúc đó giá chỉ $40 ngàn,” cô Huê Trần nói.
Điều này được ông Linh Nguyễn, người đến Mỹ năm 1995, xác nhận: “Những người bạn của tôi ở Philadelphia làm việc chăm chỉ, 5 năm là có thể sở hữu được căn nhà. Căn nhà gia đ́nh tôi mua lúc đó có giá trị ngang bằng một... chiếc Toyota.”
“Sở hữu,” theo ư ông Linh, là “không phải vay mượn ngân hàng.”
Theo nghiên cứu của Giáo Sư Mark Pfeifer, Đại Học Temple, hầu hết người Việt tỵ nạn đầu tiên đến Philadelphia vào những năm 80 đều cư ngụ ở hướng Tây Bắc và một phần nhỏ ở phía Đông Nam thành phố. Khu vực Đông Nam c̣n có một tên gọi khác là Bell Vista. Và chính nơi đây, Bell Vista sau này trở thành khu trung tâm thương mại của cộng đồng Việt Nam.
Đầu năm 1977, một vài nhà hàng và tiệm tạp hóa nhỏ do người Việt làm chủ được mở ra ở khu Bell Vista dọc theo con đường số 8. Rồi từ năm 1980 trở đi, có thêm nhiều cơ sở kinh doanh thương mại tiếp tục được mở ra. Sau đó, ngày càng thêm nhiều cửa tiệm được mở dọc theo 5 con đường nằm sát nhau trên trục đường chính là đại lộ Washington Ave.
Lấy Washington Ave. làm “xương sống,” khu vực gồm các block đường 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trở thành trung tâm của cộng đồng gốc Việt Philadelphia. Ngày nay, nói đến Washington Ave., người ta không c̣n gọi là Bell Vista, mà gọi là “khu người Việt Nam.”
Những người tiên phong
Ông Bảo Trần, định cư ở Philadelphia từ năm 1980, chứng kiến sự lớn mạnh từng ngày trong hơn 30 năm qua của cộng đồng gốc Việt nơi này. Ông cũng chính là người thành lập siêu thị Ḥa B́nh, siêu thị đầu tiên của người Việt Nam trên đại lộ Washington Ave.
Tôi đến Philadelphia đầu năm 1980. Sau một năm sống với gia đ́nh người Amish ở vùng Lanscaster, cũng là người bảo trợ cho tôi từ đảo Guam sang Mỹ. Họ có một trang trại nuôi ḅ khoảng 300 con. Mỗi ngày hai lần, ba giờ sáng và bốn giờ chiều, tôi giúp họ lấy sữa ḅ, cho vào b́nh. Họ trả tiền công nhưng tôi không lấy. Không phải tôi ‘chê’ tiền nhưng tôi nghĩ cái t́nh của họ,” ông Bảo nói về những ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ.
Câu chuyện của người đàn ông mở đường cho nền kinh tế của cộng đồng người Việt tại Philadelphia thật sự bắt đầu sau khi ông rời trang trại ḅ ở Lancaster.
“Washington Ave. lúc ấy c̣n rất vắng lặng, ít người Việt lẫn cửa tiệm. Ngoài chợ Ư ở đường số 9 th́ chỉ có vài quán ăn nhỏ. Tôi mở một cửa hàng 'take-out' - như tiệm tạp hóa - khách hàng phần nhiều là Mỹ 'đen.' Đến năm 1990, dành dụm được chút ít, có người ngỏ ư muốn nhượng lại một cái kho hàng cũ trên đường Washington Ave., tôi và vài người bạn quyết định mua lại và mở siêu thị Ḥa B́nh.”
Theo Giáo Sư Mark Pfeifer, siêu thị Ḥa B́nh ra đời chính là “sự khởi sắc cho nền kinh tế của người gốc Việt ở vùng Nam Philadelphia.”
Siêu thị Ḥa B́nh của ông Bảo Trần lúc đó có 13 cửa hàng do người Việt và người Việt gốc Hoa làm chủ. Thời điểm đó, Ḥa B́nh là nơi mua sắm hàng hóa phổ biến nhất của người Việt Philadelphia và vùng phụ cận.
Trước khi Ḥa B́nh ra đời, người Việt muốn t́m mua thực phẩm nấu món ăn Việt phải ghé chợ Ư và các tiệm tạp hóa khác. Bên cạnh đó, v́ đường sá chật hẹp, thời tiết khắc nghiệt vào mùa Đông, người Việt Nam đi chợ một tuần một lần, về bỏ tủ lạnh. Do vậy, thực phẩm có tươi cách mấy, khi mang ra nấu th́ đă là đồ “đông lạnh.” Sự ra đời của chợ Ḥa B́nh thay đổi hẳn cách sống của cư dân địa phương, thay đổi luôn bộ mặt của đại lộ Washington.
Giáo Sư Pleifer nhận định, đặc điểm đầu tiên dẫn đến thành công của khu chợ Ḥa B́nh là “nơi này có chỗ đậu xe rộng, an toàn, và nhất là miễn phí.”
Ông Bảo kể thêm, để giới thiệu khu chợ đến với nhiều người, ông và những người cùng sáng lập nghĩ ra cách “phát gạo miễn phí cho mọi người.”
“Chúng tôi phát những tờ rơi ở chùa, trên đó cho biết sẽ phát gạo miễn phí. Ai nhận gạo th́ phải đến lấy tại chợ Ḥa B́nh. Bằng cách này, chỉ vài tháng sau, rất nhiều người, không chỉ ở Nam Philadelphia mà luôn cả những vùng khác, biết đến chợ chúng tôi.”
“Từ đó, chủ chợ và những chủ cửa hàng trong chợ, bắt đầu có thu nhập.”
Cơ sở thương mại do người Việt làm chủ ở Philadelphia được mở ra ngày càng nhiều. Sự ra đời của siêu thị (chợ) Wing Phat Plaza năm 1998, khu chợ thứ hai của người Việt gốc Hoa ở góc đường 11 và Washington Ave., bắt đầu cho giai đoạn phát triển kinh tế cao nhất của cộng đồng người Việt.
Cũng trong năm 1998, và cũng ngay trong khu vực plaza kế bên Wing Phat, nhà hàng Nam Phương, với thiết kế sang trọng và các món ăn thuần Việt, ra đời.
Rồi chỉ 5 năm sau đó, siêu thị thứ ba là Hùng Vương Supermarket được mở ra, cũng ngay trên đường Washington Ave., do một nhóm người Việt gốc Hoa sống ở Sài G̣n và di dân đến Philadelphia đầu thập niên 1980 làm chủ.
Ba siêu thị của người Việt ra đời trên cùng một con đường tạo nên không khí sầm uất náo nhiệt cho khu vực Nam Philadelphia. Con đường Washington Ave., trước đây vắng lặng, rất ít người đi bộ, bây giờ trở nên nhộn nhịp, người, xe tấp nập.
Báo và nail
Để đáp ứng nhu cầu văn hóa, thương mại của người Việt sống ở Philadelphia lúc đó, một số cơ quan truyền thông tư nhân làm chủ được mở ra, như tờ Rạng Đông, Đời Mới,... Nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi thôi.
Báo chí tiếng Việt, hay tiếng Hoa, tại địa phương này đều là báo cho không, hay c̣n được gọi thân mật là “báo chợ.” Báo phát miễn phí, phát hành vào những ngày cuối tuần. Hầu như tất cả những ai đi chợ Việt đều bước ra với một tờ báo trên tay; từ đó biết mọi loại tin tức về những sự kiện đang xảy ra.
Chính những tuần báo, tạp chí này là chứng nhân chân thật nhất cho sự phát triển kinh tế của người gốc Việt ở Philadelphia. V́ khi cơ sở thương mại càng nhiều th́ tờ báo sẽ có nhiều quảng cáo. Hơn 50% nội dung của các báo tiếng Việt ở Philadelphia là quảng cáo. Và khoảng 80% nội dung quảng cáo là rao vặt, dành cho các tiệm nail t́m người làm.
Người Việt định cư đến Philadelphia sau này dùng những tờ báo “free” đó để t́m việc, t́m nhà, đọc tin tức. Hơn 80% nội dung rao vặt dành cho ngành nail chứng tỏ đây là một trong những nghề thịnh nhất của người Việt địa phương.
“Nghề nail vẫn c̣n rất ưu ái người Việt Đông Bắc,” ông Thạnh, người chuyên “build tiệm nail,” cho biết.
“Càng nhiều tiệm nail mở ra, càng có nhiều nhu cầu t́m thợ. Nhưng không phải khu vực nào ở Nam Philadelphia cũng thế. Xa trung tâm, giá cao hơn, người thợ dễ sống hơn.”
Nói đến kinh tế và cuộc sống của cộng đồng người Việt ở South Philadelphia, không thể không nhắc đến những tiệm Nail Supply cũng trên đường Washington Ave. Chủ của những tiệm này đều là người am tường ngành nail. Họ từng là thợ, rồi có tiệm nail, từ một rồi hai, ba tiệm, rồi mở rộng kinh doanh bằng cách đầu tư vào Nail Supply.
Ông Linh Nguyễn là một trong những người đó. Từ thợ, ông mở tiệm nail, vài năm sau mở Nail Supply. Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ông đầu tư thêm cơ sở thứ hai trên Washington Ave.
Cũng con đường Washington Ave này, hiện nay có trên năm tiệm Nail Supply do người Việt làm chủ. Họ phân phối hàng hóa đi khắp các thành phố vùng Đông Bắc.
Trong ṿng 10 năm, từ 2000 đến 2010, kinh tế Philadelphia, hay nói cụ thể hơn là cuộc sống cộng đồng người Việt ở đây, phát triển vượt bực.
“Có thể thấy sự phát triển này rơ ràng nhất qua việc có nhiều dịch vụ cộng đồng, văn pḥng luật sư, nhà hàng, đại lư vé máy bay... phục vụ nhu cầu cộng đồng,” theo lời ông Linh Nguyễn.
Rơ hơn hết chính là cuộc sống của người Việt ở Philadelphia. Khoảng 10 năm trở lại đây, rất nhiều đại nhạc hội được tổ chức, trung b́nh một tháng một lần, do những cơ sở thương mại tài trợ dưới sự tổ chức của các bầu show. Đại nhạc hội luôn diễn ra vào tối Thứ Bảy, tại các ṣng bài lớn ở Philadelphia. Khán giả phần nhiều là người làm nail, hăng, xưởng. Họ đi xem, hưởng trọn không khí tươi vui cuối tuần, sau những ngày làm việc cực nhọc.
Rất nhiều ṣng bài (casio) được xây dựng ở trung tâm Philadelphia khoảng năm năm trở lại, như SugarHouse, Harrah's, Valley Forge ở King Of Prussia, cách Philadelphia 45 phút lái xe.
Năm 2010, thành phố Philadelphia có khoảng 15,000 người gốc Việt, thành phố đứng thứ 9 trong 10 thành phố ở Mỹ có mật độ dân số gốc Việt cao nhất. Toàn tiểu bang Pennsylvania có 40,000 người gốc Việt, lớn thứ ba, sau Washington (gần 67,000) và Virginia (gần 54,000).
Những con số thống kê này, và những cơ sở kinh doanh ngày càng nhiều của người Việt, là minh chứng cho sự phát triển ngày càng vững chắc của cộng đồng gốc Việt tại thành phố cố đô của nước Mỹ, Philadelphia.
tm