Theo ông Chủ tịch UBND, Tp HCM vụ giàn khoang HD 981 được TQ lắp đặt trái phép trên lănh thổ, tiếng nói của Việt Kiều đă góp phần không nhỏ vào việc phản đối những hành động sai trái của TQ. Bài viết sau sẽ nói rơ hơn về vấn đề này. Chủ tịch UBND Tp HCM Lê Hoàng Quân cảm ơn Việt kiều “mạnh mẽ lên tiếng” bảo vệ chủ quyền lănh thổ vụ giàn khoan Trung Quốc.
B́nh luận được ông Lê Hoàng Quân đưa ra trong chương tŕnh “Họp mặt kiều bào - Xuân quê hương 2015” do Bộ Ngoại giao, UBND TP HCM tổ chức tối 07/02/2015 với sự có mặt của hơn 600 kiều bào từ Mỹ, Australia, Canada…
Ông Quân được dẫn lời cảm ơn những đóng góp của kiều bào cho sự phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
“Đặc biệt, trong vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, kiều bào đă cùng nhân dân cả nước đưa ra tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền lănh thổ”, Chủ tịch UBND Tp HCM được báo điện tử này dẫn lời.Sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở gần Hoàng Sa, đă có nhiều cuộc biểu t́nh phản đối Bắc Kinh trong đó có hàng ngàn sinh viên du học từ Việt Nam và người Việt sống ở nhiều nước xuống đường phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển.
Tại Việt Nam cũng đă có các cuộc biểu t́nh có qui mô ở một số thành phố lớn trong đó có Hà Nội và Tp HCM mà dường như được "bật đèn xanh" từ phía chính quyền.
Cũng có chỉ dấu khi đó cho thấy nhiều đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài vận động trực tiếp và vận động không chính thức cho các cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc.
Tuy nhiên sau các vụ bạo loạn xảy ra tại B́nh Dương và Hà Tĩnh gây thiệt hại cho công ty nước ngoài và có công dân Trung Quốc thiệt mạng, chính quyền Việt Nam đă điều động lực lượng an ninh qui mô cấm biểu t́nh triệt để v́ lo ngại bất ổn.Một trong những người tổ chức biểu t́nh ở Warsaw muốn ẩn danh mới đây cho BBC biết theo sau việc cấm biểu t́nh ở Việt Nam th́ Sứ quán Việt Nam tại thủ đô Ba Lan cũng "không khuyến khích biểu t́nh nữa".
Sau căng thẳng vụ giàn khoan Trung Quốc, cả Hà Nội và Bắc Kinh dường như muốn làm dịu lại quan hệ bị rạn nứt ở mức nghiêm trọng trong nhiều thập niên gần đây và giới lănh đạo Việt Nam tỏ ra không mạnh lời như giai đoạn căng thẳng hồi năm ngoái.
Mới đây Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng (đại biểu tỉnh Vĩnh Long), khi chất vấn Thủ tướng Dũng, nói bản thân ông và nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước “rất ấn tượng và đồng cảm với phát biểu của Thủ tướng Dũng" khi ông nói “Chủ quyền lănh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng... nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ ḥa b́nh, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
“Trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm 2015, để kết thúc thắng lợi nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 cần khắc phục những tồn tại, thách thức nội tại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xă hội, giữ vững chủ quyền, độc lập, tự chủ của đất nước, nếu Thủ tướng có một thông điệp muốn gửi tới Quốc hội và nhân dân cả nước, th́ thông điệp đó là ǵ cùng với những giải pháp đột phá nào?”, ông Thắng hỏi Thủ tướng Việt Nam.
Phần trả lời chất vấn bằng văn bản của Thủ tướng Dũng, ủy nhiệm cho một phó thủ tướng kư thay, không đề cập tới vụ giàn khoan và tranh chấp lănh thổ với Bắc Kinh và chỉ khẳng định điều gọi là “Tăng cường quốc pḥng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xă hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.”
Giới quan sát cho rằng ông Dũng giành thêm nhiều uy tín kể từ sau các lần phát biểu cứng rắn ở trong nước cũng như ở nước ngoài về nỗ lực bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông trước sự lấn lướt của Bắc Kinh.
vk
|