Ưu điểm khi mua iPhone cũ là giá thành rẻ hơn so với mua mới 100%. Nếu biết cách chọn mua thì iPhone cũ vẫn chất lượng, xài tốt như thường, vì cơ bản dòng điện thoại này rất đặc thù, nên dễ dàng kiểm tra, phát hiện được hàng giả, hàng dựng...
Ưu điểm khi mua iPhone cũ là giá thành rẻ hơn so với mua mới 100%. Nếu biết cách chọn mua thì iPhone cũ vẫn chất lượng, xài tốt như thường, vì cơ bản dòng điện thoại này rất đặc thù, nên dễ dàng kiểm tra, phát hiện được hàng giả, hàng dựng...
Tôi tổng hợp một số kinh nghiệm cá nhân, kèm theo vài điều tôi tham khảo trên mạng. Mong bài viết này hữu ích với mọi người.
iPhone cũ thường có nhiều lỗi vặt (vì rẻ mà, tiền nào thì của đó). Nhưng nếu may mắn bạn vẫn có thể chọn ra được chiếc iPhone tốt, mới, nhưng giá cả thì hời vô cùng. Để có được sự may mắn này thì mời bạn xem những thông tin sau
- Uy tín người bán, chế độ bảo hành, thương hiệu cửa hàng... là quan trọng:
Khuyên mọi người không nên mua iPhone cũ ở những cửa hàng nhỏ. Hãy chọn mua ở những chuỗi cửa hàng có thương hiệu một chút (chi tiết có thể google). Hiện nay rất nhiều nơi bán iPhone cũ nhưng nên mua ở những cửa hàng CÓ UY TÍN và CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐẾN MUA. Tôi không khuyến khích mọi người mua trên mạng hay mua của những ai mà bạn cho là "có uy tin1". Tốt nhất nên đến cửa hàng.
- Dùng thử các tính năng cơ bản:
Nghe, gọi, nhắn tin, chụp ảnh, quay video, và cảm ứng. Để kiểm tra cảm ứng, bạn nhấp vào một biểu tượng và kéo rê nó khắp màn hình, nếu icon bị "rơi" ra trong quá trình rê ngón tay, màn hình của máy chắc chắn bị liệt cảm ứng. Nút Home cũng cần được kiểm tra kĩ. Nút Home tốt sẽ có độ nẩy nhẹ, bấm êm, không có cảm giác vướng víu.
- Ngoại hình máy/phụ kiện:
Nếu người bán quảng cáo là phụ kiện "zin", dây cáp và cục sạc sẽ trông hơi cũ và ngả màu. Nếu mới tinh, có thể toàn bộ phụ kiện là hàng nhái. Ngoại hình của iPhone cũ sẽ "tố cáo" người dùng trước có dùng cẩn thận hay không. Hãy nhìn vào các con ốc trên thân máy. Nếu ốc có vết trầy, chứng tỏ máy đã được tháo ra. Nói chung cần cảnh giác với những chiếc iPhone cũ "quá mới" mọi người ạ. Chúng ta thường bị đánh lừa bởi vẻ ngoài bắt mắt, nhưng có thể nó là hàng dựng.
- Số IMEI/ số Serial:
Cái này KHÔNG THỂ KHÔNG KIỂM TRA nhé. Xem số IMEI/Serial in trên hộp có trùng với số ghi trên máy hay không. Để xem số IMEI/Serial trên máy, vào mục Settings/General Settings/About. Nếu kết quả đối chiếu không trùng khớp, người mua nên yêu cầu đổi một thiết bị khác. Ngoài ra có thể lên trực tiếp trang Apple để check xem đây có phải là iPhone thật hay không, nó được kích hoạt khi nào...
- Restore máy để kiểm tra iCloud:
iCloud là "cơn ác mộng" của những người mua lẫn người bán iPhone cũ, thường xuất hiện trên những chiếc iPhone bị đánh cắp hoặc vì lý do nào đó người dùng trước chưa thoát iCloud. Khi mua iPhone cũ tại cửa hàng, chủ cửa hàng thường sẽ nói rõ về tình trạng iCloud của máy để tránh gặp rắc rối với khách hàng. Với các máy dính iCloud "ẩn", người dùng có thể sử dụng bình thường nhưng không được phép restore máy hoặc reset all settings. Nếu không muốn mua phải một chiếc iPhone dính iCloud, hãy restore máy. Nếu xuất hiện màn hình đăng nhập tài khoản iCloud, hãy trả lại máy và ngừng giao dịch.
- Kiểm tra pin:
Từ iPhone 5S trở về trước, các dòng iPhone đều có pin dung lượng thấp. iPhone cũ đã qua sử dụng thường bị chai pin, thậm chí hỏng pin. Để kiểm tra pin, người mua có thể mang theo máy tính có cài phần mềm iBackup, cắm cáp nối iPhone với máy tính để kiểm tra số lần sạc và độ khả dụng (capacity). Ví dụ, một chiếc iPhone 5 có dung lượng pin trên lý thuyết là 1.440 mAh, nhưng một chiếc iPhone 5 cũ sẽ chỉ sạc được trong khoảng 1.000 - 1.300 mAh. Con số này càng gần với con số lý thuyết càng tốt.
- Kiểm tra màn zin hay ko: Nhỏ 1 giọt nước vào màn hình. Nếu giọt nước đọng lại và không bị loang ra xung quanh thì là màn hình zin, nếu giọt nước lan ra chứng tỏ màn hình đã bị thay. Cách khác: Lấy băng dính/băng keo trong dán vào màn hình, nếu màn zin sẽ ko bao giờ bắt băng dính, nếu băng dính dán chặt vào màn hình chứng tỏ màn hình đã bị thay.
(sưu tầm)