Ngày 29/3, kỳ họp thứ 132 của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132) tiếp tục các chương tŕnh nghị sự, trong đó đáng chú ư là phiên họp của các đại biểu Uỷ ban thường trực về hoà b́nh và an ninh quốc tế và Diễn đàn Nghị sĩ trẻ về dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà b́nh và an ninh thế giới”.
Tại phiên họp, các đại biểu cho rằng, hiện nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao. Ông José Carlos Mahía – đại biểu đoàn Uruguay, đồng báo cáo viên của Ủy ban thường trực về ḥa b́nh và an ninh quốc tế - nhận định, chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những ǵ chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng ch́m”. Do đó, ông cho rằng việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là vai tṛ nghị viện có thể hoặc nên thực hiện, đặc biệt là bằng cách sử dụng quyền lập pháp và giám sát của ḿnh để đảm bảo rằng các Chính phủ tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ hiện tại của ḿnh hoặc tạo áp lực để khuyến khích họ đóng góp vào các hành động cụ thể khác.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng nêu thực tế trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các ứng dụng hiện hành của luật pháp quốc tế không phải là một giải pháp hoàn hảo. Do đó, nhiều ư kiến đề xuất sửa đổi luật an ninh quốc tế và có cách giải thích khác cho các quy định hiện hành nếu không áp dụng được hoàn toàn các quy tắc mới trong các vấn đề có liên quan đến an ninh mạng.
Các đại biểu tại Diễn đàn Nghị sĩ trẻ cho rằng chiến tranh mạng và tội phạm mạng tác động đến mọi chính phủ, tổ chức và người dân, trong đó, giới trẻ là những người dễ bị tác động và ảnh hưởng nhất. Các đại biểu đề xuất một số giải pháp thiết thực như lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng, ban hành luật về tội phạm mạng, tăng cường tập huấn pḥng ngự an ninh mạng, tăng cường năng lực kiểm soát cho các phụ huynh, nâng cao giáo dục trách nhiệm cho giới trẻ và quan tâm, chăm sóc họ nhiều hơn...
Trong ngày 29/3 đă diễn ra 17 phiên họp bàn thảo nhiều nội dung trong khuôn khổ IPU-132. Tại phiên họp diễn ra buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng được Đại hội đồng nhất trí bầu làm Chủ tịch IPU-132, điều hành Phiên toàn thể thứ nhất Hội đồng điều hành IPU...
IPU-132 khai mạc trọng thể ngày 28/3 tại Hà Nội với mục tiêu đặt người dân vào vị trí trung tâm ... Trong bài phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, một trong những ưu tiên của chương tŕnh nghị sự Đại hội đồng IPU lần này là “biến lời nói thành hành động để luật pháp và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được tôn trọng; các thỏa thuận, các quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia được thực hiện nghiêm túc; các tranh chấp, bất đồng được giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh, và các dân tộc đều cỏ quyền b́nh đẳng”.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của IPU cũng như các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam luôn nỗ lực hết sức ḿnh cùng nhân dân các nước và cộng đồng quốc tế thúc đẩy xây dựng một thế giới ḥa b́nh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, các bất đồng giữa các quốc gia, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, phản đối sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực.
VietBF© Sưu tập