Trung Quốc với những động thái quân sự liên tiếp của ḿnh như ồ ạt đóng thêm tàu tuần duyên và những tàu này được dùng để tuần tra trên biển Đông có làm Mỹ e ngại? Những con số thống kê cho thấy Mỹ rất quan tâm vấn đề này!
Theo báo cáo mật của Văn pḥng T́nh báo Hải quân thuộc Hải quân Mỹ về đánh giá sức mạnh Hải quân Trung Quốc, tốc độ phát triển tàu hải cảnh của Trung Quốc tăng 25% chỉ trong 3 năm.
Tham vọng tác chiến toàn cầu
Theo báo cáo, Trung Quốc có đội tàu tuần duyên thuộc hàng lớn nhất thế giới - 205 tàu, trong đó 95 tàu lớn trên 1.000 tấn, nhiều hơn cả tàu của Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.
Báo cáo cho biết việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc trong 15 năm qua đă gặt hái nhiều kết quả đáng kể và Hải quân Trung Quốc “đang đi đúng lộ tŕnh đẩy mạnh năng lực tham chiến cho đến năm 2020”.
Báo Mỹ The New York Times dẫn báo cáo cho biết năm 2014, Trung Quốc đă đóng, hạ thủy, đưa vào hoạt động trên 60 tàu cùng một số lượng tàu tương tự được lên kế hoạch cho năm 2015. “Năm 2013 và 2014, Trung Quốc hạ thủy tàu hải quân nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới và dự kiến tiếp tục xu hướng này trong năm 2015-2016” - báo cáo nêu rơ.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Harbin của Trung Quốc trong một cuộc tập trận với Hải quân Nga Ảnh: REUTERS
Washington càng lúc càng lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc ở châu Á - Thái B́nh Dương cũng như việc Bắc Kinh xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9-4 lần đầu công khai thừa nhận mục đích quân sự của kế hoạch xây dựng nêu trên. Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, dù kinh tế đang chững lại song Trung Quốc vẫn đổ thêm tiền vào quốc pḥng, cụ thể là chi tiêu quân sự cho năm 2015 ở mức 141,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm trước.
Để phù hợp với mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận B́nh là biến Trung Quốc thành cường quốc biển, hải quân Trung Quốc tập trung mở rộng tầm hoạt động trong thập niên tới với nhiều tàu sân bay (Trung Quốc hiện có một chiếc), tàu ngầm tên lửa đạn đạo và có thể cả một tàu đổ bộ boong lớn.
Ở thời điểm này, báo cáo cho biết Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 300 tàu các loại. Tàu ngầm Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng, với dự báo tăng từ 59 tàu ngầm diesel và 9 tàu ngầm hạt nhân lên lần lượt 63 và 11 tàu vào năm 2020.
Mối đe dọa YJ-18
Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng xác nhận những tin tức gần đây do truyền thông Trung Quốc đăng tải, đáng chú là việc Bắc Kinh đă triển khai tên lửa hành tŕnh diệt hạm siêu thanh thế hệ mới YJ-18.
Một bài báo trên tờ Nhật báo Trung Quốc hồi tuần trước hé lộ thông tin về 3 tàu ngầm hạt nhân tối tân do Trung Quốc sản xuất, một trong số đó là Type-093G có thiết kế tăng vận tốc và giảm tiếng ồn đáng kể. Tàu ngầm Type-093G được trang bị ống phóng tên lửa thẳng đứng có thể phóng YJ-18. Được thiết kể để mang đầu đạn 300 kg có khả năng đánh ch́m một tàu khu trục nhỏ, YJ-18 có phạm vi hoạt động tối đa hơn 178 km.
Theo GS Andrew S.Erickson của Trường ĐH Hải chiến Mỹ, YJ-18 cùng phiên bản nâng cấp tàu ngầm loại 093 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống chiến đấu Aegis thường được trang bị cho tàu khu trục của Mỹ và đồng minh. Ngoài ra, báo cáo cảnh báo tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa DF-21D sẽ mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Trung Quốc “ra xa hơn tới Philippines và biển Đông”.
Cũng dẫn thông tin từ báo cáo trên, trang Washington Free Beacon nhấn mạnh Bắc Kinh đang dùng sức mạnh hải quân để giành ưu thế trong các tranh chấp biển, từ Hoàng Hải, Hoa Đông tới biển Đông...
Chưa hết, năm 2014, lần đầu tiên một tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương, khiến New Delhi nhấn mạnh việc triển khai này sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và kích ng̣i cuộc chạy đua vũ trang hải quân trong khu vực. Theo tạp chí The Diplomat, nhiều nhà phân tích Ấn Độ và phương Tây tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược hải quân dài hạn nhằm thống trị Ấn Độ Dương.
Mỹ - Indonesia tuần tra trên biển Đông
Hải quân Mỹ và Indonesia tiến hành tuần tra chung vùng trời bên trên eo biển Malaka và vùng biển quanh quần đảo Natuna hôm 9-4, theo báo The Jakarta Post. Cả 2 khu vực này đều thuộc biển Đông. Hải quân Indonesia tuyên bố cuộc tuần tra không liên quan đến các căng thẳng trên biển Đông song gần đây, Jarkata tăng cường khẳng định chủ quyền đối với Natuna. “Đường 9 đoạn” phi lư mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông cũng lấn vào vùng biển quanh Natuna.
HUỆ B̀NH/NLD