Tờ Báo Mỹ, The Wall Street Journal (WSJ) có bài viết nhận định về một số vấn đề nếu xảy ra đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tờ báo này nêu rơ việc đề pḥng Trung Quốc (TQ), Việt Nam xây dựng "địa đạo dưới biển", tức sử dụng tàu ngầm để đối phó.
Sử dụng tàu ngầm để TQ phải suy nghĩ kỹ
Các tàu ngầm này, cũng như địa đạo thời chống Mỹ, là ví dụ điểm h́nh về một cuộc chiến không cân xứng: chúng cho phép một lực lượng yếu hơn tạo sự bất ổn trong trí năo của một đối thủ mạnh hơn.
Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam minh họa việc các nước trong khu vực Biển Đông không có hy vọng đương cự lại sức mạnh quân sự TQ, đang t́m những phương cách khác để đề pḥng tham vọng mở rộng lănh thổ của TQ.
Việc này làm tăng thêm nhiều động thái mới khó có thể lường trước vào những căng thẳng trên Biển Đông:
Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh đă nói về “một cộng đồng chia sẻ quyền lợi chung” ở châu Á -Thái B́nh Dương.
Tại diễn đàn khu vực hôm 28.3, ông hứa sẽ xây dựng một “trật tự khu vực chung có lợi hơn cho châu Á và cho thế giới”.
Nhưng Biển Đông là một ḷ lửa. Căn cứ tàu ngầm mới xây của TQ ở đảo Hải Nam nh́n thẳng vào một vùng biển kéo dài đến Indonesia, mà TQ ngày càng ngang ngược xem đó là “sân sau” của họ.
Với các nước ven biển như Việt Nam, Malaysia, hoặc quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là cách hiện quả nhất để đương cự sức mạnh TQ.
Tất cả đều cảm thấy bị TQ đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân sự TQ.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc pḥng Úc, viết:
“Tàu ngầm lớp Kilo sẽ cho Việt Nam câu hồi âm “khiêm tốn nhưng hiệu nghiệm” với sự đe dọa của hải quân TQ.
Ở Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có lực lượng tàu ngầm.
Úc dự tính chi 50 tỷ đô-la Úc (khoảng 40 tỷ USD) để có tàu ngầm mới, mạnh hơn.
Philippines, Thái Lan cùng Myanmar đang xem xét mua tàu ngầm.
Tất cả các nước này sẽ khiến tạo nên một vùng biển chật chội. Nhưng với tàu ngầm, tất cả có được một phương tiện thay thế sự cân bằng lực lượng.
Rất khó phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, trong khi đ̣n tấn công từ tàu ngầm nhắm vào tàu nổi luôn có hậu quả tàn phá.
Kết hợp hai yếu tố này khiến tàu ngầm cũng rất bất ổn. Khi tàu ngầm bị phát hiện, chỉ huy của nó phải có những quyết định sống chết, lập tức, về việc nên nă đạn và tạo ra một cuộc xung đột quốc tế hay không ?
Hơn nữa, cuộc tranh đua tĩnh lặng này diễn ra dưới đáy một tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.
Hơn một nửa khối lượng hàng hóa/năm của thế giới đi qua Biển Đông vốn nối phía tây Thái B́nh Dương với Ấn Độ Dương. Ai kiểm soát được tuyến đường biển này sẽ có thế lực kiểm soát kinh tế toàn cầu.
Cách pḥng thủ tốt nhất: tàng h́nh và mưu mẹo
Việt Nam có bờ biển dài, đang ở giữa một cuộc tranh giành địa-chính trị đang h́nh thành. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), họ cũng phải chịu sức ép từ Bắc Kinh:
Nhưng nguy cơ dễ bị tấn công của Việt Nam cũng làm các cường quốc chú ư. Không phải t́nh cờ khi vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton, đă dùng một cuộc họp về an ninh châu Á tại Hà Nội, để tuyển bố rằng một giải pháp ḥa b́nh cho tranh chấp Biển Đông là “quyền lợi quốc gia của Mỹ”.
Đó cũng là lư do nhiều cường quốc ủng hộ chương tŕnh tàu ngầm của Việt Nam:
Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các bác sĩ Nhật bản cung cấp kinh nghiệm chuyên môn xử lư t́nh huống bị giảm áp suất cho thủy thủ Việt Nam.
Mỹ th́ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đang đề nghị giúp Việt Nam tăng cường khả năng do thám đường biển, điều sẽ khiến tàu ngầm Việt Nam hiệu quả hơn.
Trong thế kỷ trước, Mỹ tham chiến ở Việt Nam với học thuyết “domino”, tức nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản th́ các nước khác cũng theo chân.
Nay, các nhà phân tích quốc pḥng nói: một logic tương tự khiến các cường quốc giúp tăng cường khâu pḥng thủ của Việt Nam:
Nếu Hà Nội rơi hẳn vào quỹ đạo TQ, th́ việc chống Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ càng khó hơn.
Nhưng Việt Nam biết rơ, rằng họ không thể trông vào sự giúp đỡ của Mỹ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác, nếu xảy ra chiến tranh với TQ.
Đó là lư do chính để Việt Nam mua tàu ngầm. Như trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam biết rơ cách pḥng thủ tốt nhất là tàng h́nh, là mưu mẹo, điều sẽ tạo nên nguy cơ tại một vùng biển đă nhiều bất ổn.
Trần Trí (lược dịch từ The Wall Street Journal) /MTG